Việc thống kê về cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm những nội dung gì?
- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được vào trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao để cứu nạn cứu hộ khi nào?
- Ở cấp trung ương lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có phải thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn cứu hộ không?
- Việc thống kê về cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm những nội dung gì?
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được vào trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao để cứu nạn cứu hộ khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Cứu nạn, cứu hộ trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam được vào trụ sở của các cơ quan sau đây để cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan này:
a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự, trong đó có quy định nhà chức trách nước sở tại chỉ được vào trụ sở cơ quan lãnh sự khi có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước cử lãnh sự hoặc người được một trong hai người trên ủy nhiệm;
c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc;
d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống Liên hợp quốc mà trong điều ước quốc tế giữa Việt Nam và tổ chức này có quy định nhà chức trách nước sở tại chỉ được vào trụ sở của tổ chức khi có sự đồng ý của người đứng đầu tổ chức đó hoặc người được ủy nhiệm.
...
Theo đó, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của Việt Nam được vào trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao để cứu nạn cứu hộ khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan đại diện ngoại giao.
Thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn cứu hộ (Hình từ Internnet)
Ở cấp trung ương lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có phải thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn cứu hộ không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Ở cấp trung ương:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia;
đ) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
e) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy và Công an các cấp;
g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện hợp tác quốc tế về cứu nạn, cứu hộ;
i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
k) Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
...
Nhiệm vụ và quyền hạn cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở cấp trung ương được quy định cụ thể trên.
Như vậy, ở cấp trung ương lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phải thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn cứu hộ.
Việc thống kê về cứu nạn cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/2018/TT-BCA quy định như sau:
Thống kê, báo cáo về cứu nạn, cứu hộ
1. Thống kê về cứu nạn, cứu hộ, gồm:
a) Thống kê số lần kiểm tra, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
b) Danh sách cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
c) Thống kê về phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ;
d) Thống kê về thời gian học tập, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; về số vụ cứu nạn, cứu hộ, công tác cứu nạn, cứu hộ và những nội dung khác liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Thống kê số lượt tham gia huấn luyện về cứu nạn, cứu hộ của cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
...
Theo đó, thống kê về cứu nạn cứu hộ gồm các nội dung cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?