Việc thành lập khu kinh tế chuyên biệt phải đáp ứng các điều kiện gì? Hồ sơ thành lập khu kinh tế chuyên biệt được lập thành mấy bộ và nộp tại đâu?
Việc thành lập khu kinh tế chuyên biệt phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập khu kinh tế
1. Khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế chuyên biệt (sau đây gọi chung là khu kinh tế).
2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này.
Theo quy định trên, khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế chuyên biệt.
Như vậy, việc thành lập khu kinh tế chuyên biệt phải đáp ứng các điều kiện như sau:
(1) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(2) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
(3) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
(4) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
(5) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Việc thành lập khu kinh tế chuyên biệt phải đáp ứng các điều kiện gì? Hồ sơ thành lập khu kinh tế chuyên biệt được lập thành mấy bộ và nộp tại đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thành lập khu kinh tế chuyên biệt được lập thành mấy bộ và nộp tại đâu?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ thành lập khu kinh tế
1. Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hồ sơ thành lập khu kinh tế chuyên biệt được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc và thực hiện như sau:
- 01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ
- 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định.
Khu kinh tế chuyên biệt được thành lập theo trình tự và thủ tục như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khu kinh tế chuyên biệt được thành lập theo trình tự và thủ tục như sau:
(1) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
(2) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định tại khoản (1), cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
(3) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung tại khoản (5) dưới đây, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
(5) Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:
- Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
- Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 35/2022/NĐ-CP;
- Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;
- Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?