Việc thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được thực hiện khi nào? Thẩm quyền quyết định thuộc về cơ quan nào?
Việc thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được thực hiện trong trường hợp nào?
Thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) thì việc thành lập đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp cần thiết và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải căn cứ vào tiêu chuẩn của các đơn vị hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo.
Tại Điều 2 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15) quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện ở nông thôn như sau:
- Quy mô dân số:
+ Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên;
+ Huyện không thuộc miền núi, vùng cao từ 120.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên:
+ Huyện miền núi, vùng cao từ 850 km2 trở lên;
+ Huyện không thuộc miền núi, vùng cao từ 450 km2 trở lên.
Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 13 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất là 01 thị trấn.
Và tại Điều 3 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 thì tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã ở nông thôn như sau:
- Quy mô dân số:
+ Xã miền núi, vùng cao từ 5.000 người trở lên;
+ Xã không thuộc miền núi, vùng cao từ 8.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên:
+ Xã miền núi, vùng cao từ 50 km2 trở lên;
+ Xã không thuộc miền núi, vùng cao từ 30 km2 trở lên.
Thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 129 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính) giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính
1. Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
3. Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; giải quyết tranh chấp liên quan đến địa giới đơn vị hành chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Khi thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì có cần lấy ý kiến nhân dân địa phương không?
Theo quy định tại Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì đề án thành lập đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
Trong đó:
* Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:
- Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;
- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;
- Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;
- Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;
- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.
* Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;
- Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
* Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
- Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;
- Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;
- Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
- Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?