Việc thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm nội dung gì?
- Việc thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm nội dung gì?
- Tần suất thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được thực hiện như thế nào?
- Kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được xử lý như thế nào?
Việc thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm nội dung gì?
Việc thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Tổ chức thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
1. Nội dung thẩm tra:
a) Đối với Cơ quan giám sát: hoạt động khảo sát, thu thập thông tin về tình hình nuôi trồng, lập kế hoạch giám sát hàng năm; hoạt động lấy mẫu; hoạt động giám sát tình hình nuôi thủy sản; hoạt động cảnh báo và xử lý khi phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép của Cơ quan giám sát;
b) Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: hoạt động tiếp nhận, kiểm nghiệm mẫu và thông báo kết quả kiểm nghiệm trong Chương trình giám sát dư lượng.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm nội dung sau:
- Đối với Cơ quan giám sát: hoạt động khảo sát, thu thập thông tin về tình hình nuôi trồng, lập kế hoạch giám sát hàng năm; hoạt động lấy mẫu; hoạt động giám sát tình hình nuôi thủy sản; hoạt động cảnh báo và xử lý khi phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép của Cơ quan giám sát;
- Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: hoạt động tiếp nhận, kiểm nghiệm mẫu và thông báo kết quả kiểm nghiệm trong Chương trình giám sát dư lượng.
Việc thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm gồm nội dung gì? (Hình từ Internet)
Tần suất thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được thực hiện như thế nào?
Tần suất thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Tổ chức thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
…
2. Tần suất thẩm tra:
a) Đối với Cơ quan giám sát: định kỳ 01(một) lần/ 01 (một) năm (hoặc đột xuất khi cần thiết);
b) Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: kết hợp với hoạt động kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011 và Thông tư 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 (hoặc đột xuất khi cần thiết).
Như vậy, theo quy định trên thì tần suất thẩm tra Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được thực hiện như sau:
- Đối với Cơ quan giám sát: định kỳ 01 lần/ 01 năm (hoặc đột xuất khi cần thiết);
- Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: kết hợp với hoạt động kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật hoặc đột xuất khi cần thiết.
Kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được xử lý như thế nào?
Kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được xử lý theo quy định tại Điều 15 Thông tư 31/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Xử lý kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng
1. Đối với Cơ quan giám sát: Cơ quan kiểm tra có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp trong trường hợp Cơ quan giám sát bị phát hiện một hoặc một số sai lỗi sau:
a) Địa điểm lấy mẫu không phù hợp, không nhất quán với Hồ sơ lấy mẫu;
b) Không lấy đủ mẫu 02 (hai) tháng liên tiếp mà không có văn bản thông báo lý do chính đáng;
c) Không thực hiện giám sát, cung cấp thông tin về tình hình nuôi thủy sản hàng tháng phù hợp với thực tế;
d) Không thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục và biện pháp xử lý khi phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn tối đa cho phép nêu tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này;
đ) Không thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan kiểm tra trong phạm vi triển khai thực hiện Chương trình giám sát dư lượng;
e) Không báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát dư lượng và lập kế hoạch giám sát năm theo quy định tại Thông tư này mà không có văn bản thông báo lý do chính đáng.
2. Trong trường hợp Cơ quan giám sát tiếp tục tái diễn một hoặc một số sai lỗi nêu trên trong lần thẩm tra tiếp theo, Cơ quan kiểm tra có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố thông báo tạm ngừng việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng của Cơ quan giám sát trên địa bàn và yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp.
Trong thời hạn Cơ quan giám sát bị tạm ngừng thực hiện Chương trình giám sát dư lượng để chấn chỉnh, khắc phục sai lỗi, Cơ quan kiểm tra trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động triển khai Chương trình giám sát dư lượng trên địa bàn cho đến khi có đầy đủ cơ sở cho thấy Cơ quan giám sát đã khắc phục sai lỗi.
3. Đối với Cơ sở kiểm nghiệm: Cơ quan kiểm tra thông báo yêu cầu cơ sở kiểm nghiệm khắc phục sai lỗi, xem xét áp dụng biện pháp tạm ngừng tham gia Chương trình giám sát dư lượng của cơ sở kiểm nghiệm có vi phạm khi cần thiết.
4. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục sai lỗi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc của Cơ sở kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra tiến hành thẩm tra báo cáo (bao gồm cả thẩm tra thực tế nếu cần thiết). Sau khi thẩm tra, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra có văn bản thông báo cho phép triển khai trở lại Chương trình giám sát dư lượng hoặc thông báo tiếp tục tạm ngừng thực hiện Chương trình giám sát dư lượng (nêu rõ lý do chưa phù hợp) nhưng không muộn quá 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
Theo đó, thì kết quả thẩm tra việc thực hiện Chương trình giám sát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm được xử lý theo quy định được nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?