Việc thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải dựa trên những căn cứ nào?
- Việc thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải dựa trên những căn cứ nào?
- Chủ tàu có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải khi nào?
- Việc bắt giữ lại tàu biển đã được thả để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện trong trường hợp nào?
Việc thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 142 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;
b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;
d) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
đ) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.
Theo đó, tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 142 nêu trên.
Khiếu nại hàng hải (Hình từ Internet)
Chủ tàu có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải khi nào?
Theo Điều 143 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
Yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng, người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Như vậy, khi có một trong những căn cứ được quy định tại các điểm a, điểm b, điềm c khoản 1 Điều 142 nêu trên thì chủ tàu có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.
Việc bắt giữ lại tàu biển đã được thả để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 về bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
Bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ trường hợp sau đây:
a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả;
b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh;
c) Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng;
d) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.
2. Không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy hoặc thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
3. Thủ tục bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Mục này.
Như vậy, tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 144 nêu trên.
Lưu ý, sẽ không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ.
Trừ trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy hoặc thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?
- http// chonghanggia dangcongsan vn vào thi trực tuyến Cuộc thi Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến năm 2024 như thế nào?