Việc sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Kinh doanh viễn thông được thực hiện bằng những hình thức nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Viễn thông 2009 quy định về hình thức kinh doanh viễn thông như sau:
Hình thức kinh doanh viễn thông
1. Kinh doanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cho thuê phần mềm và vật tư, thiết bị viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
2. Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải theo các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải theo các quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định trên, kinh oanh viễn thông bao gồm kinh doanh dịch vụ viễn thông và kinh doanh hàng hóa viễn thông.
Trong đó kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông công cộng, dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Dịch vụ viễn thông (Hình từ Internet)
Việc sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 25/2011/NĐ-CP về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông như sau:
Sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông
1. Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
2. Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.
Theo đó, một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 3 nêu trên có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi trong danh sách tổ chức, cá nhân sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp.
Nhà đầu tư nước ngoài có được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Theo Điều 4 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 81/2016/NÐ-CP quy định về hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài như sau:
Hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
2. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam. Trường hợp đầu tư để cung cấp dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, nhà đầu tư nước ngoài được phép liên doanh, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
3. Ngoài các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án đầu tư nước ngoài trong kinh doanh dịch vụ viễn thông phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tài nguyên viễn thông; quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn đầu tư;
b) Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định và mức cam kết đầu tư quy định tại các Điều 19, 20, 21 Nghị định này.
4. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông và pháp luật về đầu tư.
Tuy nhiên để được phép đầu tư kinh doanh thì nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo những điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và những điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?