Việc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
- Việc bảo lưu điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào?
- Thủ tục quyết định phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định thế nào?
- Việc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
Việc bảo lưu điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều ước quốc tế đó.
Theo quy định trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có quyền quyết định việc bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều ước quốc tế đó.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thủ tục quyết định phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài như sau:
Trình tự, thủ tục quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
1. Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu theo trình tự, thủ tục tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
2. Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu.
Căn cứ Điều 36 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về trình tự Quốc hội xem xét, phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Trình tự Quốc hội xem xét, phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội
1. Chủ tịch nước trình bày về đề nghị phê chuẩn điều ước quốc tế.
2. Đại diện Chính phủ hoặc đại diện cơ quan đề xuất trong trường hợp cơ quan đề xuất không phải là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình bày báo cáo về điều ước quốc tế.
3. Đại diện cơ quan thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra.
4. Quốc hội thảo luận tại phiên họp toàn thể về việc phê chuẩn điều ước quốc tế. Trước khi thảo luận tại phiên họp toàn thể, việc phê chuẩn điều ước quốc tế có thể được thảo luận tại Tổ đại biểu Quốc hội.
Trong quá trình thảo luận, cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này được trình bày bổ sung về những vấn đề liên quan đến việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
6. Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
Theo đó, thủ tục quyết định phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài của Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 36 nêu trên.
Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế khi quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc phản đối bảo lưu.
Việc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài do cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ Điều 51 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về rút bảo lưu điều ước quốc tế như sau:
Rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định. Trình tự, thủ tục Quốc hội rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện tương tự quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
4. Chính phủ quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
5. Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản.
6. Hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu bao gồm:
a) Tờ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, hậu quả pháp lý của việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu;
b) Văn bản điều ước quốc tế;
c) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Như vậy, cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút phản đối bảo lưu điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Chính phủ trình Chủ tịch nước để Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Quốc hội quyết định.
Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chủ tịch nước quyết định.
Chính phủ quyết định rút phản đối bảo lưu đối với bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu do Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?