Việc quản lý nhà nước về mỹ thuật bao gồm những nội dung nào? Những cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật?
Nhà nước có những chính sách nào để phát triển mỹ thuật?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển mỹ thuật
1. Phát triển mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.
2. Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thống.
3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao, tác động tốt đến đời sống xã hội.
5. Tặng giải thưởng, phổ biến, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao.
6. Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.
7. Tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng của Nhà nước.
8. Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 4 nêu trên để phát triển mỹ thuật.
Trong đó có chính sách đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân. Và tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về mỹ thuật (Hình từ Internet)
Việc quản lý nhà nước về mỹ thuật bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 5 Nghị định 113/2013/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước về mỹ thuật như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về mỹ thuật
1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hoạt động mỹ thuật; phổ biến, giáo dục pháp luật về mỹ thuật.
2. Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý mỹ thuật.
3. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động mỹ thuật.
4. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động mỹ thuật; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm mỹ thuật.
5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động mỹ thuật.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động mỹ thuật.
Theo đó, việc quản lý nhà nước về mỹ thuật bao gồm những nội dung được quy định cụ thể tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nội dung về xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hoạt động mỹ thuật; phổ biến, giáo dục pháp luật về mỹ thuật.
Những cơ quan nào thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật?
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2013/NĐ-CP về cơ quan quản lý nhà nước về mỹ thuật như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về mỹ thuật
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương.
Như vậy, cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật bao gồm Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cụ thể Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật trong phạm vi cả nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật.
Và Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?