Việc phối hợp trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Việc phối hợp trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Phối hợp triển khai công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính bao gồm những nội dung gì?
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì về phối hợp trong công tác bồi thường nhà nước?
Việc phối hợp trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2670/QĐ-BTC năm 2014 quy định về nguyên tắc phối hợp như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị
2. Tuân thủ trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện theo quy định tại Quy chế này và các quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế tài chính.
3. Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị, cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
Như vậy, theo quy định, việc phối hợp trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
(1) Đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị
(2) Tuân thủ trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện theo quy định tại Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2670/QĐ-BTC năm 2014 và các quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo thời gian, tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế tài chính.
(3) Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng đơn vị, cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
Việc phối hợp trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Phối hợp triển khai công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2670/QĐ-BTC năm 2014 quy định phạm vi lĩnh vực công tác phối hợp như sau:
Phạm vi lĩnh vực công tác phối hợp
1. Việc phối hợp triển khai công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ bao gồm:
a) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật;
c) Công tác theo dõi, đôn đốc, báo cáo tiến độ thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
d) Công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính;
đ) Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
e) Công tác bồi thường của nhà nước;
g) Công tác xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối với các lĩnh vực công tác pháp chế khác theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ không quy định tại khoản 1 Điều này, việc phối hợp giữa các đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, việc phối hợp triển khai trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính bao gồm:
(1) Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
(2) Công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật;
(3) Công tác theo dõi, đôn đốc, báo cáo tiến độ thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
(4) Công tác cải cách hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính;
(5) Công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
(6) Công tác bồi thường của nhà nước;
(7) Công tác xử phạt vi phạm hành chính.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm gì về phối hợp trong công tác bồi thường nhà nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế phối hợp trong công tác pháp chế giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2670/QĐ-BTC năm 2014 quy định về phối hợp trong công tác bồi thường của nhà nước như sau:
Phối hợp trong công tác bồi thường của nhà nước
1. Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm:
a) Rà soát, đề xuất với Vụ Pháp chế nhu cầu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giải quyết bồi thường tại đơn vị.
b) Chủ trì xử lý, giải quyết theo thẩm quyền hoặc chủ trì phối hợp Vụ Pháp chế trình Bộ phương án xử lý, giải quyết bồi thường khi phát sinh và tổ chức thực hiện.
c) Theo dõi, thống kê các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thuộc phạm vi quản lý; Kiến nghị những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động thi hành công vụ để kiến nghị cấp có thẩm quyền (qua Vụ Pháp chế) về các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ; Phối hợp với Vụ Pháp chế để chuẩn bị báo cáo công tác bồi thường nhà nước khi Bộ Tư pháp yêu cầu.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Chủ động phối hợp các đơn vị trong việc xây dựng, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết bồi thường theo đề xuất của các đơn vị thuộc Bộ.
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ phương án xử lý, giải quyết bồi thường và tổ chức thực hiện đối với những trường hợp thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.
c) Tổng hợp, trình Bộ gửi Bộ Tư pháp báo cáo về công tác bồi thường nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định.
Như vậy, trong công tác bồi thường của nhà nước thì Vụ Pháp chế có các trách nhiệm sau:
(1) Chủ động phối hợp các đơn vị trong việc xây dựng, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết bồi thường theo đề xuất của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
(2) Phối hợp với các đơn vị liên quan trình Bộ Tài chính phương án xử lý, giải quyết bồi thường và tổ chức thực hiện đối với những trường hợp thuộc trách nhiệm của Bộ.
(3) Tổng hợp, trình Bộ Tài chính gửi Bộ Tư pháp báo cáo về công tác bồi thường nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?