Việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về nguyên tắc thực hiện như sau:
Nguyên tắc thực hiện
...
2. Nguyên tắc phối hợp công tác:
a) Việc phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
b) Khi phát sinh vướng mắc thì được bàn bạc thống nhất giải quyết kịp thời. Nếu chưa thống nhất thì báo cáo cấp trên của mỗi cơ quan, ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên là căn cứ để đơn vị cấp dưới thực hiện; nếu còn ý kiến khác thì báo cáo Bộ Tài chính;
c) Việc phối hợp xử lý các vi phạm về hải quan, thuế phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào thì chuyển hồ sơ về cơ quan đó xử lý. Kết quả xử lý được thông báo cho cơ quan chuyển giao biết.
Như vậy, việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau đây:
(1) Việc phối hợp giữa các đơn vị được thực hiện dựa trên chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
(2) Khi phát sinh vướng mắc thì được bàn bạc thống nhất giải quyết kịp thời.
Nếu chưa thống nhất thì báo cáo cấp trên của mỗi cơ quan, ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên là căn cứ để đơn vị cấp dưới thực hiện; nếu còn ý kiến khác thì báo cáo Bộ Tài chính;
(3) Việc phối hợp xử lý các vi phạm về hải quan, thuế phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hành vi vi phạm của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan nào thì chuyển hồ sơ về cơ quan đó xử lý. Kết quả xử lý được thông báo cho cơ quan chuyển giao biết.
Việc phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế các cấp được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Phối hợp công tác về đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng
1. Nội dung phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
a) Phối hợp xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
b) Trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá rủi ro, áp dụng các biện pháp quản lý trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
c) Phối hợp tiến hành các biện pháp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng.
2. Xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng:
a) Tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
a.1) Tiêu chí lựa chọn đối tượng rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng;
a.2) Tiêu chí xác định đối tượng kiểm tra trước hoàn sau trong thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
...
Như vậy, nội dung phối hợp công tác về đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
(1) Phối hợp xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
(2) Trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá rủi ro, áp dụng các biện pháp quản lý trong hoàn thuế giá trị gia tăng;
(3) Phối hợp tiến hành các biện pháp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng.
Việc đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng bao gồm mấy tiêu chí?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2413/QĐ-BTC năm 2017 quy định về phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Phối hợp đấu tranh chống gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng
...
2. Xây dựng, áp dụng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng:
a) Tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
a.1) Tiêu chí lựa chọn đối tượng rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng;
a.2) Tiêu chí xác định đối tượng kiểm tra trước hoàn sau trong thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
b) Việc phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế, phù hợp với điều kiện thực tế của từng cơ quan. Trên cơ sở thống nhất của hai cơ quan, Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng được trình Bộ Tài chính ban hành để áp dụng thống nhất trong từng cơ quan.
...
Như vậy, theo quy định thì có 2 tiêu chí đánh giá rủi ro trong hoàn thuế giá trị gia tăng, bao gồm:
(1) Tiêu chí lựa chọn đối tượng rủi ro cao để kiểm tra thực tế hàng hóa trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu hoàn thuế giá trị gia tăng;
(2) Tiêu chí xác định đối tượng kiểm tra trước hoàn sau trong thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?