Việc phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời thực hiện như thế nào? Vạt trong phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời là gì?
Việc phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời thực hiện như thế nào?
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời là một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại Mục I Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT CHE PHỦ PHẦN MỀM CUỐNG MẠCH RỜI
I. ĐẠI CƯƠNG
- Khuyết hổng phần mềm cơ quan vận động là tổn thương hay gặp do nhiều nguyên nhân như: vết thương hỏa khí, tai nạn giao thông, lao động….
- Có nhiều phương pháp che phủ khuyết hổng phần mềm tùy từng người bệnh: huy động da tại chỗ, vạt da cân tại chỗ, ghép da, chuyển vạt cơ….
- Những năm gần đây với sự phát triển của vi phẫu thuật, nhiều vạt tổ chức có cuống mạch nuôi đã được phát hiện và phẫu thuật điều trị có hiệu quả, đặc biệt áp dụng cho cẳng bàn chân, bàn tay….
...
Theo đó, khuyết hổng phần mềm cơ quan vận động là tổn thương hay gặp do nhiều nguyên nhân như: vết thương hỏa khí, tai nạn giao thông, lao động.
Có nhiều phương pháp che phủ khuyết hổng phần mềm tùy từng người bệnh: huy động da tại chỗ, vạt da cân tại chỗ, ghép da, chuyển vạt cơ.
Như vậy, việc phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời sẽ được hiểu theo quy định trên.
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời
Vạt trong phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
PHẪU THUẬT CHUYỂN VẠT CHE PHỦ PHẦN MỀM CUỐNG MẠCH RỜI
...
II. CÁC NGUYÊN LÝ VÀ SỰ PHÂN LOẠI CÁC VẠT
Vạt là một đơn vị tổ chức được chuyển từ một nơi (nơi cho) tới một nơi khác (nơi nhận) mà sự cấp máu bởi các mạch của nó vẫn được duy trì. Càng ngày, các vạt càng có nhiều hình dáng và cấu trúc. Bắt đầu từ những vạt da đơn thuần, đã có nhiều loại vạt phức hợp gồm cả các thành phần mô khác như mỡ, mạc, cơ và xương. Một vạt khác với một mảnh ghép ở chỗ vạt được chuyển đi với các mạch máu của nó trong khi các mảnh ghép không có mạch máu và việc nuôi dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào nơi nhận.
2.1. Nguyên lý phân loại vạt cơ bản
Có ba tiêu chí phân loại vạt cơ bản như sau: (i) phân loại vạt theo nguồn gốc cấp máu, (ii) phân loại vạt dựa vào các thành phần mô được lấy, và (iii) phân loại vạt trên cơ sở vị trí nơi cho vạt. Các phân loại một cách phức tạp theo một số tác giả là sự kết hợp của các nguyên tắc cơ bản này.
2.1.1. Phân loại vạt theo nguồn gốc cấp máu
Giống như các tổ chức sống khác, các vạt cũng cần phải được cấp máu nuôi dưỡng một cách tương xứng. Có hai cách cấp máu cho các vạt như sau:
- Nếu một vạt không được cấp máu bởi một động mạch được thừa nhận mà bởi từ nhiều mạch nhỏ không có tên thì vạt đó được gọi là vạt ngẫu nhiên (random flap). Đa số các vạt da tại chỗ thuộc nhóm này.
- Khi được cấp máu bởi một hay một nhóm các động mạch có tên gọi, vạt được gọi là vạt trục (axial flap). Hầu hết các vạt cơ được cấp máu kiểu trục như thế này và các kiểu cấp máu cho cơ được Mathes và Nahai sử dụng trong phân loại loại vạt này.
2.1.2. Phân loại vạt dựa vào các thành phần mô được lấy
Nhìn chung, một vạt có thể bao gồm một hoặc tất cả các thành phần của cơ thể với nguyên tắc là đều được nuôi dưỡng đầy đủ bởi mạch máu của vạt. Có hai nhóm vạt dựa vào các thành phần mô như sau:
- Nhóm vạt chỉ có 1 thành phần mô: vạt da (cutaneous flap), vạt mạc (fascia flap), vạt cơ (muscle flap), vạt xương (bone flap) và thậm chí cả các tạng (đại tràng, ruột non, mạc nối…).
- Nhóm vạt phức hợp: vạt mạc-da (fasciocutaneous flap), vạt cơ-da (musculocutaneous flap), vạt da-xương (osseocutaneous flap), vạt da-gân (tendocutaneous flap) và vạt cảm giác (sensory/innervated flap).
2.1.3. Phân loại vạt trên cơ sở vị trí nơi cho vạt
- Một vạt nằm kề cận vị trí của vùng tổn khuyết được gọi là vạt tại chỗ (local flap). Dựa trên đặc điểm không gian, một vạt có thể được gọi là vạt xoay (rotation flap), vạt chuyển (transposition flap) hoặc vạt mở rộng (interpolation flap). Các vạt cải tiến từ đó bao gồm vạt cuống đơn (single pedicle flap), vạt cuống đôi (bipedicle flap) và vạt V- Y (V-Y flap).
- Các vạt có vị trí giải phẫu không gần với nơi nhận được gọi là các vạt xa (distant flap). Một vạt xa có thể có cuống liền (pedicled flap) hoặc là một vạt tự do (free flap).
...
Như vậy, theo quy định trên thì Vạt được hiểu là là một đơn vị tổ chức được chuyển từ một nơi (nơi cho) tới một nơi khác (nơi nhận) mà sự cấp máu bởi các mạch của nó vẫn được duy trì.
Càng ngày, các vạt càng có nhiều hình dáng và cấu trúc.
Bắt đầu từ những vạt da đơn thuần, đã có nhiều loại vạt phức hợp gồm cả các thành phần mô khác như mỡ, mạc, cơ và xương.
Một vạt khác với một mảnh ghép ở chỗ vạt được chuyển đi với các mạch máu của nó trong khi các mảnh ghép không có mạch máu và việc nuôi dưỡng phụ thuộc hoàn toàn vào nơi nhận.
Các bước chuẩn bị cho phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Chuẩn bị trước mổ
Chuẩn bị tốt tâm lý cho người bệnh, tạo sự tin tưởng và hợp tác
Người bệnh được thông báo đầy đủ các bước phẫu thuật, biến chứng có thể xảy ra, ưu nhược điểm….
2. Phẫu thuật
- Kế hoạch mổ được thông báo cho người bệnh trước 1 ngày
- Vùng cho và nhận được chuẩn bị rộng rãi, có thể phải dự trù vùng cho thứ 2
- Phẫu thuật luôn bắt đầu từ nơi nhận
- Cần dự kiến 2 khả năng có thể xảy ra:
+ Thay thế 1 vết sẹo: Do sẹo được cát bỏ hoàn toàn nên sự khuyết hổng có thể rộng rãi hơn dự kiến ban đầu, cần cắt bỏ bờ sẹo đến khi thấy da mềm và bóc tách được, cho phép ghép vạt.
+ Che phủ chỗ thiếu hổng: Mục đích là che phủ các cấu trúc như xương, gân, thần kinh nên cần xác định kích thước chỗ thiếu hổng, có thể không cần che phủ hoàn toàn trong trường hợp 1 phần khuyết hổng tổ chức hạt mọc rất tốt, trường hợp này cần vá da thì 2.
- Đo đạc chuẩn kích thước vùng khuyết hổng, đắp gạc nước muối ẩm lên vùng khuyết hổng rồi mới bóc tách vạt da mới.
- Đường mổ được rạch khoảng trên một nửa chu vi vạt và trên cuống nhằm mục đích vạt có thể khâu trở lại nếu cuống và vạt không thỏa mãn điều kiện cho cuộc chuyển.
- Bóc tách tổ chức vạt, mạch máu, thần kinh của vạt., khi bóc tách mạch cần lưu ý đảm bảo tĩnh mạch hồi lưu tránh làm tổn thương bao mạch, dễ gây cục máu đông.
- Ghép vạt và cuống đến nơi nhận bằng kỹ thuật vi phẫu.
3. Chăm sóc hậu phẫu
- Đường khâu cần phải được che bằng gạc mỡ kháng sinh, băng dầy có đệm nhưng không chặt.
- Vạt da cần được kê cao nhưng không quá cao vì làm giảm áp lực tưới máu của vạt.
- Giảm đau tốt cho người bệnh
- Truyền dịch đầy đủ
- Kháng sinh
- Chống đông
- Theo dõi vạt da trong 48h đầu
+ Vạt có thể tái hoặc ứ đọng máu có thể thay đổi độ cao của chi 1 vài lần trong ngày
+ Vạt tái mà không có máu mao quản trở về, có thể rạch một đường nhỏ trên vạt không có máu chảy thường đông máu động mạch, phải mổ lại.
+ Vạt ứ đọng máu và xuất hiện các nốt tím thường do đông máu tĩnh mạch cần theo dõi sát và dùng chống đông hợp lý.
+ Vạt da quá cẳng có thể tách một vài mũi chỉ để giải ép
+ Vạt chi trên có thể đi lại vào ngày hôm sau, vạt chi dưới cho phép đi lại trong vài ngày đến vài tuần.
Như vậy, trước khi tiến hành phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời thì phải thực hiện hiện theo quy trình trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?