Việc phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đóng góp 01 tháng có được hay không?
Việc phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đóng góp 01 tháng có được hay không?
Thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện được quy định cụ thể tại Điều 8 Nghị định 93/2021/NĐ-CP như sau:
- Cuộc vận động được phát động ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân.
- Tùy theo diễn biến, yêu cầu thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động đóng góp tự nguyện quy định tại Điều 6 Nghị định này quyết định thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp). Trường hợp cần thiết, Ban Vận động từ cấp tỉnh trở lên có thể quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
- Thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp), kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy việc đóng góp tự nguyện được chia làm các mốc thời gian như sau:
- Thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện: không quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp). Tùy trường hợp, Ban Vận động từ cấp tỉnh trở lên có thể ra quyết định kéo dài thời gian này.
- Thời gian phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhân; kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với cá nhân, tổ chức đóng góp)
Như vậy, trường hợp địa phương bạn thực hiện phân phối nguồn đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đóng góp đến 01 tháng là sai quy định. Hành vi này được xem là vi phạm pháp luật. Bạn có thể khiếu nại hoặc báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết.
Đóng góp tự nguyện tiền và hiện vật
Nguồn tiền đóng góp tự nguyện được tiếp nhận, quản lý như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, việc tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp tự nguyện được thực hiện như sau:
- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 2 Nghị định này mở một tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong thời gian tiếp nhận. Trường hợp Ban Vận động cấp tỉnh trở lên không có quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận, thì các tổ chức, cơ quan, đơn vị không được tiếp nhận thêm tiền đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận và có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tài khoản (Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại) về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện;
Các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức là đầu mối tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện của các tập thể, cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình đóng góp để ủng hộ các địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố thì nộp toàn bộ số tiền huy động được vào tài khoản riêng của cơ quan vận động cùng cấp được mở để tiếp nhận, quản lý tiền đóng góp tự nguyện;
- Đối với địa phương không bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố: Ban Vận động cấp xã chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Ban Vận động cấp tỉnh; Ban Vận động cấp huyện chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp tỉnh; Ban Vận động cấp tỉnh chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động Trung ương để tổng hợp, cân đối phân phối hỗ trợ địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc chuyển trực tiếp cho Ban Vận động địa phương nơi bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
- Đối với địa phương bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố: Ban Vận động cấp xã, cấp huyện báo cáo Ban Vận động cấp trên về kết quả tiếp nhận, kế hoạch phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện và chuyển tiền vào tài khoản của Ban Vận động cấp trên hoặc giữ lại để phân phối, sử dụng trực tiếp hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, sự cố ngay trên địa bàn theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định này;
- Trường hợp các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng ngoại tệ, Ban Vận động bán số ngoại tệ cho ngân hàng thương mại và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp.
Tiếp nhận, quản lý các hiện vật đóng góp tự nguyện được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, việc tiếp nhận, quản lý hiện vật đóng góp tự nguyện được thực hiện theo quy định cụ thể như sau:
- Ban Vận động các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng cấp hướng dẫn thành lập các điểm tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện. Toàn bộ hiện vật đóng góp tự nguyện phải được giao, nhận đầy đủ về số lượng, chủng loại; bảo quản, lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định tại các điểm tiếp nhận hoặc kho tiếp nhận theo chỉ định của Ban Vận động. Căn cứ tình hình thực tế, các đơn vị tiếp nhận hiện vật đóng góp tự nguyện có thể sử dụng tạm thời kho chứa hàng hóa, trụ sở của cơ quan mình hoặc thuê kho tàng bến bãi làm nơi tập kết;
- Trường hợp cần phải hỗ trợ khẩn cấp, giải phóng nhanh hiện vật đóng góp tự nguyện tại điểm tiếp nhận, Ban Vận động quyết định phân phối ngay nhu yếu phẩm (quần áo, lương thực, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm khác) cho các đối tượng được hỗ trợ;
- Trường hợp hiện vật đóng góp tự nguyện bằng vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thì Ban Vận động tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành của pháp luật về đấu giá tài sản và nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cùng cấp; trường hợp Ban Vận động cấp xã tiếp nhận hiện vật và tổ chức bán đấu giá thì nộp tiền thu được vào tài khoản của Ban Vận động cấp huyện.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể, rõ ràng về thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện cũng như sự khác nhau trong việc tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện là tiền và hiện vật. Cần đảm bảo thực hiện đúng như quy định trên để đạt được sự thống nhất, ổn định trong công tác đóng góp tự nguyện nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh..., góp phần hỗ trợ cho nhân dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?