Việc phân loại hải đảo được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào? Lập, phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo được thực hiện thế nào?
Hải đảo được phân loại như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về phân loại hải đảo như sau:
Phân loại hải đảo
Hải đảo được chia thành 2 nhóm sau đây:
1. Quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn.
2. Quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm được khai thác, sử dụng tài nguyên.
Theo quy định trên, hải đảo sẽ được phân loại thành hai nhóm sau:
+ Quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn.
+ Quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm được khai thác, sử dụng tài nguyên.
Phân loại hải đảo (Hình từ Internet)
Việc phân loại hải đảo được thực hiện dựa trên những tiêu chí nào?
Theo Điều 45 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chí phân loại hải đảo như sau:
Tiêu chí phân loại hải đảo
1. Quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định này bao gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm có toàn bộ diện tích đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau đây:
a) Là vườn quốc gia hoặc khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia hoặc khu bảo tồn loài sinh cảnh cấp quốc gia hoặc khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
b) Là di tích quốc gia hoặc di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Có Điểm dùng để xác định đường cơ sở;
d) Được sử dụng cho Mục đích quốc phòng, an ninh.
2. Quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm được khai thác, sử dụng tài nguyên quy định tại Khoản 2 Điều 44 Nghị định này bao gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm có toàn bộ diện tích đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
+ Là vườn quốc gia hoặc khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia hoặc khu bảo tồn loài sinh cảnh cấp quốc gia hoặc khu bảo vệ cảnh quan cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
+ Là di tích quốc gia hoặc di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa
+ Là di tích quốc gia hoặc di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
+ Có Điểm dùng để xác định đường cơ sở.
+ Được sử dụng cho Mục đích quốc phòng, an ninh.
Và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm được khai thác, sử dụng tài nguyên gồm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 45 nêu trên.
Lập, phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về lập, phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo như sau:
Lập, phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo.
2. Dự thảo Danh Mục phân loại hải đảo phải được lấy ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
3. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo gồm:
a) Tờ trình phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo;
b) Dự thảo Danh Mục phân loại hải đảo và báo cáo thuyết minh;
c) Văn bản góp ý của các cơ quan quy định tại Khoản 2 Điều này kèm theo bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu các ý kiến;
d) Dự thảo Quyết định phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo.
Dự thảo Danh Mục phân loại hải đảo phải được lấy ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh có biển có liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Và hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh Mục phân loại hải đảo bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 46 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?