Việc phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu có nằm trong nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt không?
Việc phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu có nằm trong nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 41 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Điều hành giao thông vận tải đường sắt
1. Điều hành giao thông vận tải đường sắt phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
a) Tập trung, thống nhất; tuân thủ biểu đồ chạy tàu đã công bố;
b) Bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu;
c) Bình đẳng giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
2. Điều hành giao thông vận tải đường sắt bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lập, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu;
b) Tổ chức chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy định về tín hiệu giao thông đường sắt, quy tắc giao thông đường sắt và mệnh lệnh chạy tàu;
c) Chỉ huy xử lý các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt;
d) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt;
đ) Phối hợp điều hành giao thông vận tải đường sắt với các tổ chức đường sắt quốc tế;
e) Lưu trữ dữ liệu liên quan đến công tác điều hành theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị.
Như vậy, việc phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu là một trong những nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt theo quy định.
Việc phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu có nằm trong nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt không? (Hình từ Internet)
Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Đường sắt 2017 quy định về biểu đồ chạy tàu như sau:
Biểu đồ chạy tàu
1. Biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hằng năm, hằng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt. Biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và công bố công khai.
2. Việc xây dựng biểu đồ chạy tàu phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Nhu cầu của doanh nghiệp vận tải về thời gian vận tải, khối lượng hàng hóa, số lượng hành khách và chất lượng vận tải; tuyến vận tải, các ga đi, ga dừng và ga đến;
b) Năng lực của kết cấu hạ tầng đường sắt và của phương tiện vận tải đường sắt;
c) Yêu cầu về thời gian cho việc bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt;
d) Thứ tự ưu tiên các tàu chạy trên cùng một tuyến.
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt xây dựng, công bố biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường sắt do mình quản lý theo quy định.
...
Theo đó, biểu đồ chạy tàu là cơ sở của việc tổ chức chạy tàu, được xây dựng hằng năm, hằng kỳ và theo mùa cho từng tuyến và toàn mạng lưới đường sắt.
Và, biểu đồ chạy tàu phải được xây dựng theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và công bố công khai.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm an ninh trật tự nơi có đường sắt đi qua?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Đường sắt 2017 quy định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nội dung sau đây:
- Phổ biến, giáo dục pháp luật trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
- Khi giao đất, cho thuê đất dọc ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt phải bố trí đất để xây dựng đường gom, cầu vượt, hầm chui, hàng rào để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
- Quản lý, tăng cường các điều kiện an toàn giao thông tại lối đi tự mở; giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở hiện có theo lộ trình; chịu trách nhiệm trong việc phát sinh lối đi tự mở mới;
- Bảo đảm kinh phí để thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông trong phạm vi trách nhiệm của địa phương;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
- Tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 44 của Luật Đường sắt 2017;
- Người đứng đầu địa phương nơi có đường sắt đi qua phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên địa bàn mình quản lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?