Việc ngừng cung cấp điện được thực hiện khi bên mua điện không trả tiền trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận thông báo thanh toán lần đầu?
Việc ngừng cung cấp điện được thực hiện khi bên mua điện không trả tiền trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận thông báo thanh toán lần đầu?
Căn cứ Điều 23 Luật Điện lực 2004, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật điện lực sửa đổi 2012 quy định về thanh toán tiền điện như sau:
Thanh toán tiền điện
1. Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
3. Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.
...
6. Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.
Theo đó, bên bán được chỉ được ngừng cung cấp điện trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên. Và bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, sau 2 ngày kể từ nhận ngày nhận thông báo thanh toán lần đầu thì bạn đã thanh toán tiền điện. Nên bạn không thuộc trường hợp phải ngừng cung cấp điện. Bạn nên liên hệ lại với bên cung cấp điện để được hỗ trợ giải quyết.
Cung cấp điện (Hình từ Internet)
Quy định về ngừng cung cấp điện không khẩn cấp?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Điện lực 2004 quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
....
3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, khi ngừng cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trườn hợp ngừng cung cấp điện do bên mua điện không thanh toán được quy định tại khoản 6 Điều 23 nêu trên thì bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
Trường hợp đơn vị điện lực ngừng cung cấp điện trái các quy định về ngừng cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào bên bán điện có quyền ngừng cung cấp điện cho bên mua điện?
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Luật Điện lực 2004 quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện như sau:
Ngừng, giảm mức cung cấp điện
...
4. Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật này thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện.
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 46 Luật Điện lực 2004 quy định về nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
...
2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán tiền điện đầy đủ, đúng thời hạn và thực hiện các thoả thuận khác trong hợp đồng mua bán điện;
b) Sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện các quy định về quản lý nhu cầu sử dụng điện;
...
Căn cứ điểm b, điểm c khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực 2004 quy định về nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện như sau:
Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện lớn
...
2. Khách hàng sử dụng điện lớn có các nghĩa vụ sau đây:
...
b) Thực hiện chế độ sử dụng điện theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, biện pháp bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, an toàn điện và nội dung khác đã được thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, truyền tải điện;
c) Bảo đảm trang thiết bị sử dụng điện, trang thiết bị đấu nối đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về an toàn điện để đấu nối vào lưới điện truyền tải quốc gia;
...
Như vậy, bên bán điện có quyền ngừng cung cấp điện khi bên mua điện vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46 về nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện và điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 về nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện lớn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?