Việc nghiên cứu hồ sơ công chức chỉ được thực hiện bởi những đối tượng nào? Điều kiện để thực hiện nghiên cứu là gì?
Việc nghiên cứu hồ sơ công chức chỉ được thực hiện bởi những đối tượng nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về đối tượng được nghiên cứ hồ sơ công chức như sau:
Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ công chức
1. Đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ công chức gồm:
a) Cơ quan quản lý công chức, cơ quan sử dụng công chức và cơ quan quản lý hồ sơ công chức được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ công chức để phục vụ yêu cầu công tác;
b) Trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ công chức, công chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 8 Quy chế Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2693/QĐ-BNN-TCCB cũng quy định về đối tượng được phép nghiên cứu hồ sơ công chức như sau:
Nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ
1. Đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ, gồm:
a) Cơ quan quản lý, cơ quan sử dụng công chức, viên chức được phép nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ công chức, viên chức để phục vụ yêu cầu công tác;
b) Công chức, viên chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý, trừ các tài liệu có liên quan đến đơn thư, các văn bản thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan, đơn vị.
...
Theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu hồ sơ công chức gồm:
Cơ quan quản lý công chức;
Cơ quan sử dụng công chức;
Cơ quan quản lý hồ sơ công chức.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ công chức, công chức được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
Việc nghiên cứu hồ sơ công chức chỉ được thực hiện bởi những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Để được nghiên cứu hồ sơ công chức thì cần đáp ứng được điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 11/2012/TT-BNV quy định về các quy định khi nghiên cứu hồ sơ công chức như sau:
Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ công chức:
...
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức” quy định tại Khoản 9 Điều 1 của Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV;
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ công chức;
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao;
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ công chức như: đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ;
đ) Được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ công chức khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hồ sơ công chức đồng ý.
...
Như vậy, để có thể thực hiện việc nghiên cứu hồ sơ công chức thì cần phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức”
Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 06/2007/QĐ-BNV quy định về phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức như sau:
Ban hành kèm theo Quyết định này 12 loại thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức làm căn cứ để thống nhất quản lý công tác hồ sơ cán bộ, công chức trong cả nước bao gồm:
1. Bì hồ sơ cán bộ, công chức
Bì hồ sơ cán bộ, công chức được làm bằng chất liệu giấy không hút ẩm, có độ bền cao. Bì hồ sơ cán bộ, công chức gồm 5 loại có kích thước như sau:
a. Mẫu B01 có kích thước: 250 x 340 x 5 mm;
b. Mẫu B02 có kích thước: 250 x 340 x 10 mm;
c. Mẫu B03 có kích thước: 250 x 340 x 20 mm;
d. Mẫu B04 có kích thước: 250 x 340 x 25 mm;
đ. Mẫu B05 có kích thước: 250 x 340 x 30 mm.
2. Quyển lý lịch cán bộ, công chức
Quyển lý lịch cán bộ, công chức gồm 14 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 01a-BNV/2007.
3. Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức
Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức gồm 4 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 02a-BNV/2007.
4. Tiểu sử tóm tắt
Tiểu sử tóm tắt gồm 2 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 03a-BNV/2007.
5. Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức
Phiếu bổ sung lý lịch cán bộ, công chức gồm 2 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 04a-BNV/2007.
6. Bìa kẹp bảng kê thành phần tài liệu trong hồ sơ
Bìa kẹp bảng kê thành phần tài liệu trong hồ sơ dùng để liệt kê các thành phần tài liệu trong hồ sơ cán bộ, công chức gồm 01 trang bìa và ít nhất 02 trang mục lục để liệt kê đầy đủ các thành phần tài liệu trong hồ sơ cán bộ, công chức. Trang bìa kẹp bảng kê thành phần tài liệu trong hồ sơ được làm bằng chất liệu giấy Duplex trắng khổ A3 (297 x 420 mm) để gập đôi; trang danh mục thành phần tài liệu trong hồ sơ được làm bằng giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 01b-BNV/2007.
7. Phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức
Phiếu giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức gồm 1 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 02b-BNV/2007.
8. Phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức
Phiếu chuyển hồ sơ cán bộ, công chức gồm 1 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (201 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 03b-BNV/2007.
9. Phiếu nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức
Phiếu nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức gồm 1 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 04b-BNV/2007.
10. Phiếu theo dõi việc sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức
Phiếu theo dõi việc sử dụng, khai thác hồ sơ cán bộ, công chức gồm 1 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm). Ký hiệu: Mẫu 05b-BNV/2007.
11. Bìa kẹp nghị quyết, quyết định về nhân sự
Bìa kẹp nghị quyết, quyết định về nhân sự (như quyết định bổ nhiệm, quyết định nâng ngạch công chức, quyết định điều động,…) gồm 01 trang giấy khổ A3 (297 x 420 mm) được làm bằng chất liệu giấy Duplex trắng để gập đôi. Mặt ngoài in các thông tin về tên bìa kẹp. Mặt trong in danh mục tài liệu kèm theo. Ký hiệu: Mẫu 06b-BNV/2007.
12. Bìa kẹp các nhận xét, đánh giá đơn thư
Bìa kẹp các nhận xét, đánh giá, đơn thư (nhận xét, đánh giá cán bộ; đơn thư và các tài liệu xác minh khác,…) gồm 01 trang giấy khổ A3 (297 x 420 mm) được làm bằng chất liệu giấy Duplex trắng để gập đôi. Mặt ngoài in các thông tin về tên bìa kẹp. Mặt trong in danh mục tài liệu kèm theo. Ký hiệu: Mẫu 07b-BNV/2007.
Theo quy định trên thì Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức gồm 1 trang được làm bằng chất liệu giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm).
Ký hiệu: Mẫu 04b-BNV/2007 được ban hành kèm theo Quyết định 06/2007/QĐ-BNV.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?