Việc nghiên cứu cách làm pháo nổ sẽ được xem là hợp pháp trong trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Việc nghiên cứu cách làm pháo nổ được xem là hợp pháp trong trường hợp nào?
Việc nghiên cứu, sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ được quy định tại Điêu 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ
1. Việc nghiên cứu, sản xuất, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước phải bảo đảm quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường; có nội quy, phương án bảo vệ; bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; địa điểm nghiên cứu, sản xuất và kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm; người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp pháo hoa nổ theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Việc cung cấp cho các cơ quan, tổ chức được phép sử dụng pháo hoa nổ chỉ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định này.
...
Như vậy, việc nghiên cứu cách làm pháo nổ chỉ được xem là hợp pháp khi thực hiện theo đơn đặt hàng của các cơ quan nhà nước và loại pháo được nghiên cứu là loại pháo hoa nổ.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cách làm pháo nổ cần đảm bảo quy định của pháp luật như:
(1) Đảm bảo quy định về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;
(2) Phải có nội quy, phương án bảo vệ;
(3) bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; địa điểm nghiên cứu, sản xuất;
(4) Kho bảo quản phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với khu dân cư, công trình công cộng, văn hóa, xã hội, lịch sử, khu vực bảo vệ, nơi cấm, khu vực cấm;
(5) Người quản lý và người lao động trực tiếp tham gia nghiên cứu, sản xuất phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình nghiên cứu, sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ sẽ là người quyết định tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng nào được phép nghiên cứu cách làm pháo nổ theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước và đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Việc nghiên cứu cách làm pháo nổ sẽ được xem là hợp pháp trong trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Pháo nổ là dạng pháo như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháo nổ là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và gây ra tiếng nổ.
Hiện nay, pháo nổ có 02 dạng gồm: Pháo nổ và pháo hoa nổ.
(1) Pháo nổ: là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (ví dụ: pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ).
(2) Pháo hoa nổ: là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo hoa nổ tầm thấp: là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.
Pháo hoa nổ tầm cao: là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m.
Mức phạt tiền cao nhất đối với cá nhân ngoài tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng tự ý nghiên cứu cách làm pháo hoa nổ là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nghiên cứu cách làm pháo nổ như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
...
Nếu cá nhân tự ý nghiên cứu cách làm pháo nổ và tiến hành thử nghiệm chế tạo pháo thì có thể áp dụng quy định tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP để xử phạt vi phạm hành chính
Theo đó hành vi tự ý nghiên cứu cách làm pháo nổ của cá nhân ngoài tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính cao nhất lên đến 10.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?