Việc mua bán điện với nước ngoài có buộc phải xin giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?
Việc mua bán điện với nước ngoài có buộc phải xin giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?
Căn cứ Điều 28 Luật Điện lực 2004 (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012) quy định về việc mua bán điện với nước ngoài như sau:
Mua bán điện với nước ngoài
1. Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
2. Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;
c) Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.
3. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên, việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
Việc mua bán điện với nước ngoài có buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? (Hình từ Internet)
Yêu cầu chung đối với việc mua bán điện với nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BCT quy định yêu cầu chung đối với việc mua bán điện với nước ngoài như sau:
(1) Việc mua, bán điện với nước ngoài đối với từng dự án xuất, nhập khẩu điện phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.
(2) Phương án mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện phải phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt hoặc Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung.
Đảm bảo an ninh và an toàn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia cũng như cung cấp điện của địa phương.
(3) Trường hợp việc mua, bán điện với nước ngoài có sử dụng lưới điện của một đơn vị quản lý lưới điện khác để thực hiện hoạt động mua, bán điện với nước ngoài thì Đơn vị điện lực phải thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện này.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 09/2015/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài của dự án bao gồm:
(1) Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài.
(2) Bản sao văn bản đề nghị mua điện hoặc chấp thuận bán điện của phía nước ngoài.
(3) Bản sao văn bản thỏa thuận của Đơn vị quản lý lưới điện khác trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BCT.
(4) Phương án dự kiến mua, bán điện với nước ngoài của dự án xuất, nhập khẩu điện bao gồm các nội dung sau:
- Mô tả sơ bộ hiện trạng lưới điện khu vực đấu nối của cả 2 nước;
- Nhu cầu điện (công suất, điện năng, biểu đồ phụ tải năm, ngày điển hình) dự kiến của dự án xuất, nhập khẩu điện cho từng năm trong giai đoạn phù hợp với giai đoạn của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hoặc Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phê duyệt;
- Phương án đấu nối lưới điện giữa hệ thống điện Việt Nam với lưới điện phía nước ngoài để cấp điện cho dự án xuất, nhập khẩu điện bao gồm:
+ Bản sao Kế hoạch phát triển lưới điện khu vực phục vụ cho việc đấu nối của cả hai nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung;
+ Phương án đấu nối lưới điện bao gồm các nội dung: Công suất, điện năng; thời điểm dự kiến mua hoặc bán điện; lưới điện đấu nối và điểm đấu nối; điểm đặt thiết bị đo đếm mua hoặc bán điện; cấp điện áp mua, bán điện; bản đồ địa lý và sơ đồ đấu nối lưới điện khu vực của hai nước thể hiện phương án mua bán điện cho dự án;
- Đối với các dự án xuất, nhập khẩu điện đấu nối ở cấp điện áp từ 110 kV trở lên: Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật của phương án đấu nối lưới điện; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có), các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng (nếu có);
- Hình thức đầu tư, xác định sơ bộ khối lượng xây dựng, tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ vốn đầu tư nếu có của phía Việt Nam;
- Kiến nghị và các giải pháp tổ chức thực hiện.
Lưu ý: Số lượng hồ sơ theo quy định là 05 bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?