Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
- Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
- Bên nào đã thực hiện toàn phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán không?
- Người mua có mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó không?
Việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế có cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 79 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó.
2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
a. Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.
b. Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.
3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.
4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.
5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
Như vậy, việc miễn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa quốc tế sẽ không cản trở việc sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.
Mua bán hàng hóa quốc tế (Hình từ Internet)
Bên nào đã thực hiện toàn phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 81 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
2. Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
Như vậy, bên nào đã thực hiện toàn phần hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì khi hủy hợp đồng họ có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.
Người mua có mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
2. Ðiều khoản trên không áp dụng:
a. Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
b. Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
c. Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.
Theo đó, người mua sẽ mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?