Việc luân chuyển công chức lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ chỉ thực hiện đối với công chức nào?
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ chỉ thực hiện đối với công chức nào?
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo được quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Điều kiện xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức, điều động, biệt phái.
...
3. Về luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đều được xem xét để thực hiện luân chuyển công tác; theo kế hoạch và quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành của Đảng, Nhà nước và của Bộ Nội vụ;
b) Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và đã được quy hoạch. Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phải theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, đơn vị, nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức;
...
Như vậy, theo quy định, việc luân chuyển công chức lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và đã được quy hoạch.
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý phải theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức của cơ quan, đơn vị, nhằm tiếp tục rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng công chức.
Việc luân chuyển công chức lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ chỉ thực hiện đối với công chức nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định luân chuyển gồm những gì?
Hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo được quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.
...
2. Hồ sơ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển gồm có:
a) Đối với Thứ trưởng Bộ: Theo quy định của Đảng và Nhà nước;
b) Đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý do Bộ trưởng quyết định luân chuyển.
- Kế hoạch luân chuyển hằng năm được Bộ trưởng phê duyệt hoặc Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý có ý kiến của Bộ trưởng (đối với từng trường hợp cụ thể), Vụ Tổ chức cán bộ thông báo đến từng đơn vị có công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển;
- Tổng hợp ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu và cấp ủy cơ quan, đơn vị có công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được dự kiến luân chuyển trước khi luân chuyển;
- Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức, viên chức dự kiến được luân chuyển (nếu có);
- Bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của người dự kiến được luân chuyển và ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị tại năm gần nhất (đối với chức danh là người đứng đầu đơn vị);
- Ý kiến bằng văn bản của Đảng ủy cơ quan Bộ, Thường vụ Đảng ủy Bộ (đối với cấp Vụ và tương đương).
Hồ sơ, quyết định của công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển lưu vào hồ sơ của công chức, viên chức theo chế độ bảo mật.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ luân chuyển công chức lãnh đạo đối với công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định luân chuyển gồm:
(1) Kế hoạch luân chuyển hằng năm được Bộ trưởng phê duyệt hoặc Tờ trình của Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý có ý kiến của Bộ trưởng;
(2) Tổng hợp ý kiến bằng văn bản của người đứng đầu và cấp ủy cơ quan, đơn vị có công chức lãnh đạo, quản lý được dự kiến luân chuyển trước khi luân chuyển;
(3) Nguyện vọng (bằng văn bản) của công chức dự kiến được luân chuyển (nếu có);
(4) Bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của người dự kiến được luân chuyển và ý kiến nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo đơn vị tại năm gần nhất (đối với chức danh là người đứng đầu đơn vị);
(5) Ý kiến bằng văn bản của Đảng ủy cơ quan Bộ, Thường vụ Đảng ủy Bộ (đối với cấp Vụ và tương đương).
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển công chức được tiến hành thế nào?
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển công chức được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và điều động, biệt phái công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1205/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Trình tự, thủ tục, hồ sơ luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.
1. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được tiến hành hàng năm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị.
a) Đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức, viên chức hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo kế hoạch luân chuyển công chức, viên chức đối với từng trường hợp cụ thể, có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng;
b) Ban Cán sự đảng Bộ thảo luận và trao đổi thống nhất với Thường vụ Đảng ủy Bộ trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch luân chuyển hằng năm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể;
c) Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng ủy quyền Thứ trưởng gặp công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý để trao đổi về chủ trương luân chuyển; nghe công chức, viên chức trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định;
d) Ban Cán sự đảng Bộ, Thường vụ Đảng ủy Bộ xem xét, cho ý kiến để Bộ trưởng quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.
Công chức, viên chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định luân chuyển. Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
...
Như vậy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo được tiến hành hàng năm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị, cụ thể:
(1) Đơn vị xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo kế hoạch luân chuyển công chức đối với từng trường hợp cụ thể, có ý kiến đồng ý của Bộ trưởng;
(2) Ban Cán sự đảng Bộ thảo luận và trao đổi thống nhất với Thường vụ Đảng ủy Bộ trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch luân chuyển hằng năm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể;
(3) Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng ủy quyền Thứ trưởng gặp công chức lãnh đạo, quản lý để trao đổi về chủ trương luân chuyển; nghe công chức trình bày nguyện vọng và đề xuất ý kiến cá nhân trước khi ra quyết định;
(4) Ban Cán sự đảng Bộ, Thường vụ Đảng ủy Bộ xem xét, cho ý kiến để Bộ trưởng quyết định cụ thể từng trường hợp luân chuyển thuộc thẩm quyền quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?