Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích gì?
- Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc nào?
- Thời hạn lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam là khi nào?
- Ban lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam do ai thành lập?
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 2 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Mục đích lấy phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức giữ chức lãnh đạo trong việc thực hiện chức trách được giao; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
Như vậy, theo quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích:
(1) Nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức, viên chức giữ chức lãnh đạo trong việc thực hiện chức trách được giao;
(2) Giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động;
(3) Làm cơ sở để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam được thực hiện nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Điều 3 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm
1. Đảm bảo quyền của công chức, viên chức trong việc lấy phiếu tín nhiệm.
2. Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm.
3. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm giải trình đầy đủ các vấn đề liên quan khi được yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo quyền của công chức, viên chức trong việc lấy phiếu tín nhiệm.
(2) Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan;
Bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm.
(3) Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm giải trình đầy đủ các vấn đề liên quan khi được yêu cầu.
Thời hạn lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam là khi nào?
Thời hạn lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Thời hạn và các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm
1. Đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam:
a) Các trưởng phòng, phó trưởng phòng được tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại phòng làm việc của mình và được tiến hành chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối năm;
b) Lãnh đạo Cục và các trưởng phòng được lấy phiếu tín nhiệm tại cuộc giao ban kỳ cuối năm.
2. Đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc Cục được tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại hội nghị cán bộ công chức, viên chức hàng năm.
3. Trong trường hợp đặc biệt, Cục trưởng quyết định lấy phiếu tín nhiệm bất thường.
Như vậy, thời hạn lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
(1) Các trưởng phòng, phó trưởng phòng được tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại phòng làm việc của mình và được tiến hành chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối năm;
(2) Lãnh đạo Cục và các trưởng phòng được lấy phiếu tín nhiệm tại cuộc giao ban kỳ cuối năm.
Ban lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam do ai thành lập?
Ban lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị của Cục Hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 200/QĐ-CHHVN năm 2013 như sau:
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm được quy định như sau:
1. Đối với cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập Ban lấy phiếu tín nhiệm, thành phần Ban lấy phiếu gồm Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ, Ban thanh tra nhân dân, đại diện Công đoàn cơ quan Cục, đại diện phòng được lấy phiếu tín nhiệm;
2. Ban lấy phiếu tín nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam do Hội nghị cán bộ công chức, viên chức giới thiệu, thành phần là đại diện cơ quan Cục làm tổ trưởng; đại diện Ban Thanh tra nhân dân và đại diện Ban chấp hành Công đoàn của đơn vị.
Như vậy, theo quy định, ban lấy phiếu tín nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thành lập.
Thành phần Ban lấy phiếu gồm:
- Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ;
- Ban thanh tra nhân dân;
- Đại diện Công đoàn cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam;
- Đại diện phòng được lấy phiếu tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?