Việc lập đề án khuyến công quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc nào? Đề án này có những nội dung chủ yếu nào?
Đề án khuyến công quốc gia điểm là gì?
Đề án khuyến công quốc gia điểm được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 36/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2018/TT-BCT như sau:
Đề án khuyến công quốc gia điểm (sau đây gọi là đề án điểm) là đề án khuyến công quốc gia (sau đây gọi là đề án) được lập theo ngành nghề sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, vùng, địa phương; có từ 02 nội dung hoạt động khuyến công và 02 đối tượng thụ hưởng trở lên; thời gian thực hiện từ 02 đến 03 năm; các nội dung hoạt động khuyến công trong đề án có sự liên kết nhằm khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án khuyến công quốc gia điểm là đề án khuyến công quốc gia được lập theo ngành nghề sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của quốc gia, vùng, địa phương; có từ 02 nội dung hoạt động khuyến công và 02 đối tượng thụ hưởng trở lên; thời gian thực hiện từ 02 đến 03 năm; các nội dung hoạt động khuyến công trong đề án có sự liên kết nhằm khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển công nghiệp nông thôn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm.
Việc lập đề án khuyến công quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc lập đề án khuyến công quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc lập đề án khuyến công quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 36/2013/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 17/2018/TT-BCT như sau:
Nguyên tắc lập đề án khuyến công quốc gia
1. Phù hợp với chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng, Nhà nước; phù hợp với quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh.
2. Phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động khuyến công, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP; phù hợp với nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công.
3. Phù hợp với Chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Phù hợp với Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.
Như vậy, theo quy định trên thì việc lập đề án khuyến công quốc gia được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng, Nhà nước; phù hợp với quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh;
- Phù hợp với đối tượng, nội dung hoạt động khuyến công, danh mục ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công theo quy định;
- Phù hợp với nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công theo quy định;
- Phù hợp với Chương trình khuyến công quốc gia từng giai đoạn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Phù hợp với Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến công.
Đề án khuyến công quốc gia có những nội dung chủ yếu nào?
Đề án khuyến công quốc gia có những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 5 Thông tư 36/2013/TT-BCT như sau:
Nội dung cơ bản của đề án khuyến công quốc gia
Đề án khuyến công quốc gia có những nội dung chủ yếu sau:
1. Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện.
2. Sự cần thiết và căn cứ của đề án.
3. Mục tiêu: Nêu cụ thể những mục tiêu của đề án cần đạt được.
4. Quy mô đề án: Nêu quy mô của đề án; nêu tóm tắt các đặc điểm vượt trội nội dung chính của đề án như về công nghệ, máy móc, sản phẩm hoặc nội dung khác đề xuất hỗ trợ.
5. Nội dung và tiến độ: Xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nội dung công việc.
6. Dự toán kinh phí được lập chi tiết theo Mẫu số 1 Phụ lục 1 của Thông tư này.
7. Tổ chức thực hiện: Nêu rõ phương án tổ chức thực hiện đề án.
8. Hiệu quả của đề án: Nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững, khả năng nhân rộng (nếu có) của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.
Như vậy, theo quy định trên thì đề án khuyến công quốc gia có những nội dung chủ yếu sau:
- Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện.
- Sự cần thiết và căn cứ của đề án.
- Mục tiêu: Nêu cụ thể những mục tiêu của đề án cần đạt được.
- Quy mô đề án: Nêu quy mô của đề án; nêu tóm tắt các đặc điểm vượt trội nội dung chính của đề án như về công nghệ, máy móc, sản phẩm hoặc nội dung khác đề xuất hỗ trợ.
- Nội dung và tiến độ: Xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; tổ chức, cá nhân thực hiện theo các nội dung công việc.
- Dự toán kinh phí được lập chi tiết theo Mẫu số 1 Phụ lục 1 của Thông tư này.
- Tổ chức thực hiện: Nêu rõ phương án tổ chức thực hiện đề án.
- Hiệu quả của đề án: Nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững, khả năng nhân rộng (nếu có) của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?