Việc lãnh đạo công tác giám sát trong Đảng được quy định thế nào? Giám sát trong Đảng được thực hiện bằng những hình thức nào?
Việc lãnh đạo công tác giám sát trong Đảng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về lãnh đạo công tác giám sát như sau:
Lãnh đạo công tác giám sát
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp:
1- Triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác giám sát.
2- Xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy cùng cấp và cấp ủy cấp dưới xây dựng phương hướng, nhiệm vụ; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp thực hiện công tác giám sát. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cấp ủy cấp dưới thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát.
3- Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức đảng thực hiện nhiệm vụ giám sát và để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham gia giám sát.
4- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc với các cơ quan liên quan.
5- Nghe báo cáo và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giám sát; giải quyết kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới và định kỳ sơ kết, tổng kết về công tác giám sát.
6- Lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến công tác giám sát.
7- Đề xuất với cấp có thẩm quyền về những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành các văn bản về công tác giám sát của Đảng.
Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp lãnh đạo công tác giám sát trong Đảng thông qua các hoạt động được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có hoạt động triển khai, quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp mình về công tác giám sát.
Công tác giám sát trong Đảng (Hình từ Internet)
Giám sát trong Đảng được thực hiện bằng những phương pháp nào?
Theo Điều 10 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về phương pháp giám sát như sau:
Phương pháp giám sát
1 - Giám sát trực tiếp
a) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; cấp ủy các cấp, ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên giám sát trực tiếp bằng cách:
- Thực hiện đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của cấp ủy.
- Nghe tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp báo cáo.
- Qua sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy các cấp.
- Cử thành viên cấp mình dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát.
- Các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, ủy viên ban thường vụ cấp ủy từ cấp cơ sở trở lên gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
b) Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Thành viên ủy ban kiểm tra dự các cuộc họp của cấp ủy cùng cấp.
- Thành viên Ủy ban kiểm tra phụ trách và cán bộ kiểm tra thường xuyên theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, thường trực cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.
- Thành viên ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra các cấp tham gia các đoàn công tác của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp.
- Các đồng chí thành viên ủy ban kiểm tra các cấp gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
- Đôn đốc, theo dõi đối tượng kiểm tra chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật; đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát chuyên đề.
c) Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy giám sát trực tiếp bằng cách:
- Nghe các thành viên lãnh đạo cơ quan báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao; thực hiện tự phê bình và phê bình.
- Nghe cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới, các đơn vị tham mưu, giúp việc của cơ quan mình phản ánh, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Cử cán bộ của cơ quan theo dõi lĩnh vực, địa bàn; dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới.
- Các đồng chí lãnh đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
d) Chi bộ giám sát trực tiếp bằng cách:
- Theo dõi, đôn đốc đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Các đồng chí chi ủy viên gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đảng viên.
- Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình; bình xét, phân tích, đánh giá chất lượng đảng viên.
2- Giám sát gián tiếp bằng cách
a) Xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới giữa hai kỳ hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy.
b) Nghiên cứu, xem xét các văn bản, báo cáo; thông báo kết luận về các cuộc kiểm tra, thông báo về kết quả giám sát; kết quả tự phê bình và phê bình, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
c) Ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của các tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế; phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Xem xét đơn tố cáo của đảng viên và quần chúng, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với tổ chức đảng, đảng viên.
Theo đó, việc giám sát trong Đảng được thực hiện bằng phương pháp giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp được quy định cụ thể tại Điều 10 nêu trên.
Giám sát trong Đảng được thực hiện bằng những hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 11 Quy định 86-QĐ/TW năm 2017 về hình thức giám sát như sau:
Hình thức giám sát
1- Giám sát thường xuyên
a) Thông báo cho đối tượng giám sát biết về thành viên của cấp ủy, ủy ban kiểm tra, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy hoặc cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát.
b) Thực hiện giám sát thường xuyên bằng phương pháp giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.
c) Chi bộ chủ yếu thực hiện giám sát thường xuyên đối với đảng viên.
2- Giám sát theo chuyên đề
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát hằng năm và thông báo cho đối tượng giám sát.
b) Thành lập đoàn hoặc tổ giám sát (gọi chung là đoàn giám sát); ban hành kế hoạch giám sát cụ thể đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên.
c) Triển khai quyết định, kế hoạch giám sát, yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo về nội dung giám sát và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.
d) Đoàn giám sát nghiên cứu, xem xét các báo cáo, tài liệu; làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan; chuẩn bị dự thảo báo cáo kết quả giám sát.
Khi cần thiết thì thực hiện thẩm tra, xác minh.
đ) Tổ chức đảng được giám sát hoặc tổ chức đảng có đảng viên được giám sát tổ chức hội nghị để đối tượng giám sát báo cáo, đoàn giám sát trình bày dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận.
e) Thông báo kết quả giám sát bằng văn bản đến tổ chức đảng, đảng viên được giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
g) Theo dõi, đôn đốc đối tượng giám sát thực hiện thông báo kết quả giám sát.
Như vậy, việc giám sát trong Đảng được thực hiện bằng hình thức giám sát thường xuyên và giám sát theo chuyên đề với các nội dung cụ thể được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?