Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
- Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
- Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì làm thế nào?
- Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên cơ sở nào?
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan
1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có), chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) và xử lý như sau:
a) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì chấp nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Trường hợp Chi cục Hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan thì xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
...
Như vậy, theo quy định, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan dựa trên cơ sở kiểm tra:
- Nội dung khai của người khai hải quan,
- Văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (nếu có),
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có).
Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì làm thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định, trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc có thông tin cảnh báo về gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau:
- Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo phương thức, mức độ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định;
- Đề nghị người khai hải quan trong thời hạn 10 ngày phải nộp 01 bản chụp một trong các tài liệu sau để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu:
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có);
Trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” thì nộp hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư;
+ Quy trình sản xuất; Bảng kê khai chi phí sản xuất và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu trong nước trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác.
Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2023/TT-BTC như sau:
Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan
...
d) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nghi ngờ người khai hải quan tẩu tán hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư này hoặc kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
e) Trường hợp người khai hải quan tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc nộp chứng từ chứng minh không đúng thời hạn quy định tại điểm c.2 khoản này hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
g) Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.
2. Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và theo kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.
Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trong thông quan được thực hiện dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro và theo kết quả phân luồng kiểm tra của cơ quan hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?