Việc kiểm tra cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn được thực hiện bao nhiêu lần một năm? Trách nhiệm của cơ sở sản xuất khi bị kiểm tra là gì?
- Việc kiểm tra cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn được thực hiện bao nhiêu lần một năm?
- Trách nhiệm của cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn khi được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành kiểm tra là gì?
- Cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn có hành vi chống đối việc kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng hay không?
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn được thực hiện bao nhiêu lần một năm?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng như sau:
Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn theo quy định của Thông tư này.
2. Ban hành hướng dẫn phương pháp, phương tiện đánh giá, trình tự đánh giá của đoàn đánh giá tại chỗ, văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam, phê duyệt chương trình đào tạo, tài liệu đào tạo và tổ chức đào tạo nghiệp vụ đánh giá về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
3. Kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong phạm vi trách nhiệm quy định của pháp luật về đo lường.
4. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn; thông tin, tuyên truyền các quy định của Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Định kỳ hai (02) năm một (01) lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện kiểm tra việc tiếp nhận công bố sử dụng dấu định lượng, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
6. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về đo lường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, định kỳ hai (02) năm một (01) lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện kiểm tra việc tiếp nhận công bố sử dụng dấu định lượng, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Như vậy, việc kiểm tra cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn được thực hiện 02 năm một lần chứ không phải thực hiện kiểm tra theo mỗi năm.
Ngoài việc kiểm tra theo định kỳ thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng còn có thể kiểm tra đột xuất trong năm khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn khi được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành kiểm tra là gì?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán hàng đóng gói sẵn
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn:
a) Duy trì các yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này;
b) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;
c) Thông báo với khách hàng, người sử dụng về điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;
d) Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định tại Thông tư này;
đ) Khi tiếp nhận thông báo của tổ chức, cá nhân khác hoặc tự phát hiện sự không phù hợp của hàng đóng gói sẵn do cơ sở sản xuất, nhập khẩu so với yêu cầu kỹ thuật đo lường, cơ sở tiến hành các biện pháp khắc phục đồng thời thông báo với các cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền về sự không phù hợp, biện pháp khắc phục và kết quả khắc phục sự không phù hợp;
e) Thực hiện chứng nhận, duy trì điều kiện và việc sử dụng, thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định tại Thông tư này;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan, người có thẩm quyền;
h) Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01 hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở lập báo cáo tình hình sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (theo Mẫu 3.BCTH tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiếp nhận công bố hoặc cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng cho cơ sở.
...
Như vậy, khi được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất thì cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn cần phải:
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Định kỳ hằng năm trước ngày 31 tháng 01 hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ sở lập báo cáo tình hình sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn gửi về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tiếp nhận công bố hoặc cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng cho cơ sở.
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn được thực hiện bao nhiêu lần một năm? (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn có hành vi chống đối việc kiểm tra của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng hay không?
Căn cứ Điều 24 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về việc hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng như sau:
Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận
1. Hủy bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 25 của Thông tư này;
b) Cơ sở bị đình chỉ không hoàn thành việc khắc phục hậu quả trong thời hạn bị đình chỉ ghi trong thông báo đình chỉ;
c) Cơ sở được chứng nhận có văn bản đề nghị không tiếp tục sử dụng dấu định lượng trong phạm vi đã được chứng nhận;
d) Cơ sở được chứng nhận bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận ra quyết định hủy bỏ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ giấy chứng nhận đã cấp (gọi tắt là quyết định hủy bỏ hiệu lực).
3. Quyết định hủy bỏ hiệu lực được gửi cho cơ sở được chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở được chứng nhận thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Theo đó, cơ sở sản xuất có hành vi chống đối việc kiểm tra, thanh tra cơ sở của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thì tổng cục sẽ thực hiện hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của cơ sở.
Quyết định hủy bỏ hiệu lực được gửi cho cơ sở được chứng nhận, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi cơ sở được chứng nhận thực hiện sản xuất, nhập khẩu hàng đóng gói sẵn và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?