Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo quy định như thế nào?
Địa điểm lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được xác định theo tiêu chí nào?
Địa điểm lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được xác định theo tiêu chí nào, thì theo quy định tại Điều 11 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Tiêu chí xác định địa Điểm lấy mẫu giám sát
Xác định địa Điểm lấy mẫu giám sát theo một hoặc một số tiêu chí sau:
1. Các chợ, cơ sở kinh doanh tại địa phương có kinh doanh sản phẩm giám sát được xác định tại Điều 10.
2. Địa Điểm lấy mẫu giám sát phải bảo đảm lấy được mẫu đại diện, truy xuất được nguồn gốc, thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch giám sát.
Như vậy, theo quy định trên thì địa điểm lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được xác định theo tiêu chí sau:
- Các chợ, cơ sở kinh doanh tại địa phương có kinh doanh sản phẩm giám sát được xác định tại Điều 10 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT ;
- Địa Điểm lấy mẫu giám sát phải bảo đảm lấy được mẫu đại diện, truy xuất được nguồn gốc, thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch giám sát.
Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm nghiệm, thông báo kết quả giám sát
1. Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát nông lâm thủy sản được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 5.
2. Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
3. Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan giám sát tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp kết quả không đạt, việc xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và định kỳ công bố trên website của Sở kết quả giám sát tại địa phương.
Như vậy, theo quy định trên thì việc kiểm nghiệm mẫu giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được thực hiện như sau:
- Việc kiểm nghiệm mẫu giám sát nông lâm thủy sản được thực hiện tại phòng kiểm nghiệm quy định tại Điều 5.
- Thời gian thông báo kết quả kiểm nghiệm kể từ khi nhận mẫu theo thỏa thuận giữa Phòng kiểm nghiệm và Cơ quan giám sát đã gửi mẫu.
- Định kỳ hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan giám sát tổng hợp báo cáo kết quả giám sát gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp kết quả không đạt, việc xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và định kỳ công bố trên website của Sở kết quả giám sát tại địa phương.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không đảm bảo an toàn thực phẩm thì xử lý như thế nào?
Kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không đảm bảo an toàn thực phẩm thì xử lý theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2016/TT-BNNPTNT như sau:
Xử lý khi kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP
Ngay sau khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không bảo đảm ATTP, cơ quan giám sát thực hiện nội dung sau:
1. Thông báo bằng văn bản tới cơ sở có mẫu không bảo đảm ATTP, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP, Điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả về cơ quan giám sát. Việc truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không bảo đảm ATTP được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản và Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn.
2. Thông báo bằng văn bản kết quả giám sát tới các cơ quan chức năng địa phương được phân công quản lý ATTP tại công đoạn sản xuất kinh doanh có mẫu giám sát phát hiện không bảo đảm ATTP để có biện pháp kiểm soát phù hợp.
3. Trường hợp quá thời hạn yêu cầu không nhận được báo cáo kết quả Điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục của cơ sở, cơ quan giám sát thông báo và đề nghị bằng văn bản tới cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành để tổ chức thanh tra đột xuất và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật thanh tra.
4. Trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm ATTP được xác định là sản phẩm nhập khẩu, cơ quan giám sát báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có văn bản thông báo tới cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao quản lý ATTP đối với sản phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu.
Theo đó, kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát không đảm bảo an toàn thực phẩm thì xử lý theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?