Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trong những trường hợp nào?
Không thực hiện khoán kinh phí tài sản công trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khoán tài sản công như sau:
Nguyên tắc khoán kinh phí sử dụng tài sản công
1. Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được áp dụng đối với cán bộ, công chức, đối tượng khác có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
2. Nhà nước khuyến khích áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng tài sản công đối với đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công nhưng không thuộc trường hợp khoán bắt buộc.
3. Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công phải bảo đảm an ninh, an toàn và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản.
4. Không thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp:
a) Tài sản liên quan đến bí mật nhà nước;
b) Cơ quan nhà nước đã được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản để phục vụ hoạt động, trừ trường hợp tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Không thực hiện trang bị tài sản công, không bố trí kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong trường hợp đã thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản.
6. Nguồn kinh phí khoán được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan nhà nước.
Theo đó, không được phép thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp:
(1) Tài sản liên quan đến bí mật nhà nước;
(2) Cơ quan nhà nước đã được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản để phục vụ hoạt động, trừ trường hợp tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở như sau:
Khoán kinh phí sử dụng nhà ở
1. Việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được áp dụng trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhà ở để bố trí cho chức danh có tiêu chuẩn và chức danh đó đăng ký thực hiện khoán.
2. Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp cho Thủ trưởng cơ quan Việt Nam ở nước ngoài quyết định việc khoán và mức khoán kinh phí sử dụng nhà ở của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
4. Kinh phí khoán được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền sinh hoạt phí hàng tháng.
Như vậy, việc khoán kinh phí sử dụng nhà ở được áp dụng trong trường hợp cơ quan Việt Nam ở nước ngoài không có nhà ở để bố trí cho chức danh có tiêu chuẩn và chức danh đó đăng ký thực hiện khoán.
Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở có điều kiện tương đương tại thị trường địa phương nước sở tại bảo đảm phù hợp với diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Nghị định 166/2017/NĐ-CP.
Nhà ở cho Tổng Lãnh sự phải đạt diện tích bao nhiêu mét vuông theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc, diện tích nhà ở như sau:
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích làm việc, diện tích nhà ở
1. Diện tích làm việc, diện tích nhà ở của chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà nước sở tại có quan hệ đặc biệt, đối tác chiến lược:
...
3. Việc xác định cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng tiêu chuẩn, định mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do Bộ Ngoại giao quyết định trên cơ sở phân loại đối tác quan hệ ngoại giao của Chính phủ.
4. Trường hợp chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có tiêu chuẩn mang theo gia đình thì được cộng thêm diện tích nhà ở của mỗi thành viên có tiêu chuẩn đi theo tối đa 06 m2 sàn/người.
Theo đó, nhà ở dành cho Tổng Lãnh sự phải đạt diện tích như sau:
- Diện tích làm việc tối đa đạt diện tích 50 m2/người.
- Diện tích nhà ở tối đa đạt diện tích 120 m2/người.
Lưu ý: Trong trường hợp Tổng Lãnh sự có tiêu chuẩn mang theo gia đình thì được cộng thêm diện tích nhà ở của mỗi thành viên có tiêu chuẩn đi theo tối đa 06 m2 sàn/người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?