Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện như thế nào?
- Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi nào?
- Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành bao nhiêu bản?
- Nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ các nội dung gì?
- Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính có cần phải ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính không?
- Người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ có phải chuyển hồ sơ và bàn giao người bị tạm giữ không?
Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định về hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
1. Việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi:
a) Hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Người bị tạm giữ bị bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
c) Có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ hành chính theo thủ tục hành chính có dấu hiệu của tội phạm;
d) Các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt nhưng chưa hết thời hạn tạm giữ ghi trong quyết định tạm giữ.
...
Như vậy, việc hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được thực hiện khi:
- Hết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
- Người bị tạm giữ bị bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này;
- Có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ hành chính theo thủ tục hành chính có dấu hiệu của tội phạm;
- Các căn cứ để tạm giữ người theo thủ tục hành chính đã chấm dứt nhưng chưa hết thời hạn tạm giữ ghi trong quyết định tạm giữ.
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ (Hình từ Internet)
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành bao nhiêu bản?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
2. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định hủy bỏ áp dụng việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người bị tạm giữ. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.
...
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được lập thành hai bản, một bản giao cho người bị tạm giữ, một bản lưu hồ sơ.
Nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ các nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
3. Nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ các nội dung sau:
a) Số quyết định; địa danh, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, cấp bậc (nếu có), chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định;
c) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định; điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng;
d) Lý do hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người;
đ) Họ tên, ngày, tháng năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú (hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số định danh cá nhân, số Căn cước công dân (hoặc số Chứng minh nhân dân) của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ;
e) Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ là người chưa thành niên;
g) Quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài);
h) Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật;
i) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ.
...
Theo đó, nội dung quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ các nội dung nêu trên.
Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính có cần phải ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính không?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
4. Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính và có chữ ký xác nhận của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ. Trường hợp người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ từ chối ký xác nhận thì người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tạm giữ người theo thủ tục hành chính lập biên bản và ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến (nếu có), người lập biên bản và người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
...
Như vậy, quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính và có chữ ký xác nhận của người được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ.
Người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ có phải chuyển hồ sơ và bàn giao người bị tạm giữ không?
Theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
5. Người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ phải chuyển hồ sơ và bàn giao người bị tạm giữ cùng tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Như vậy, người ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm giữ phải chuyển hồ sơ và bàn giao người bị tạm giữ cùng tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?