Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào?

Cho tôi hỏi Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng những biện pháp nào? Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào? Câu hỏi của chị N.T.M từ Hải Phòng.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng những biện pháp nào?

Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Giảm thiểu rủi ro tín dụng
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi, giao dịch theo các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện bằng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:
a) Tài sản bảo đảm;
b) Bù trừ số dư nội bảng;
c) Bảo lãnh của bên thứ ba;
d) Sản phẩm phái sinh tín dụng.
3. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
a) Biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan. Hồ sơ (giấy tờ, văn bản,...) của sản phẩm phái sinh tín dụng và bù trừ số dư nội bảng phải được các bên ký hợp lệ, phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên tham gia, có hiệu lực pháp lý và thường xuyên được rà soát để đảm bảo yêu cầu tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ;
...

Như vậy, theo quy định, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây:

(1) Tài sản bảo đảm;

(2) Bù trừ số dư nội bảng;

(3) Bảo lãnh của bên thứ ba;

(4) Sản phẩm phái sinh tín dụng.

Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào?

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng những biện pháp nào? (Hình từ Internet)

Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản nào?

Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:
a) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
b) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);
c) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;
d) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;
đ) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;
e) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.
2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:
a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;
...

Như vậy, theo quy định, việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm của chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:

(1) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;

(2) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);

(3) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;

(4) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;

(5) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;

(6) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Tài sản bảo đảm được dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng điều kiện gì?

Điều kiện đối với tài sản bảo đảm được quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41/2016/TT-NHNN như sau:

Giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
...
2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này phải đảm bảo:
a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;
b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
3. Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm (Hc) tính theo tỷ lệ phần trăm (%) được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này, hệ số hiệu chỉnh được tính theo giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to-market) khi có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán. Trường hợp không có giao dịch khớp lệnh trong thời gian 10 ngày làm việc trước thời điểm tính toán, hệ số hiệu chỉnh bằng 100%;
...

Như vậy, theo quy định, tài sản bảo đảm được dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo;

(2) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.

Rủi ro tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng không?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng có phải xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiếu không?
Pháp luật
Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các loại rủi ro nào? Thời hạn báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng?
Pháp luật
Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hạn mức nào theo Thông tư 14?
Pháp luật
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ trong hoạt động ngân hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng là gì? Mức trích lập dự phòng chung đối với tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Pháp luật
Nợ nhóm 1 là gì? Nợ nhóm 1 có được trích lập dự phòng cụ thể không? Nếu có thì tỷ lệ là bao nhiêu?
Pháp luật
Rủi ro tín dụng trong hoạt động tổ chức tín dụng là gì? Giá trị vàng miếng để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rủi ro tín dụng
1,547 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rủi ro tín dụng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rủi ro tín dụng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào