Việc giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có bắt buộc phải thực hiện thông qua hòa giải không?
- Việc giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có bắt buộc phải thực hiện thông qua hòa giải không?
- Cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo hình thức nào?
- Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan?
Việc giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có bắt buộc phải thực hiện thông qua hòa giải không?
Việc giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BTC như sau:
Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
1. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan giải quyết thông qua hòa giải. Trong trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính, tố cáo hành vi vi phạm liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan giải quyết thông qua hòa giải.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan không bắt buộc phải thực hiện thông qua hòa giải.
Trường hợp các bên không hòa giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có bắt buộc phải thực hiện thông qua hòa giải không? (Hình từ Internet)
Cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo hình thức nào?
Việc xử lý vi phạm khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được quy định tại khoản 3 Điều 18 Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BTC như sau:
Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm
1. Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan giải quyết thông qua hoà giải. Trong trường hợp các bên không hoà giải được thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc khiếu nại các quyết định hành chính và hành vi hành chính, tố cáo hành vi vi phạm liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan?
Các hành vi nghiêm cấm được quy định tại Điều 4 Quy chế công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BTC như sau:
Các hành vi nghiêm cấm
1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
2. Cản trở trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan.
3. Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu điện tử hải quan.
4. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan.
5. Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
6. Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép mã số truy cập của người khai hải quan.
Như vậy, theo quy định, các hành vi nghiêm cấm khi tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan bao gồm:
(1) Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử.
(2) Cản trở trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu điện tử hải quan.
(3) Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu điện tử hải quan.
(4) Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử trong hoạt động hải quan.
(5) Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
(6) Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép mã số truy cập của người khai hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?