Việc định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự được thực hiện trong trường hợp nào? Trường hợp nào không được xem là định giá lại tài sản?
Việc định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
1. Định giá lại trong trường hợp có nghi ngờ về kết luận định giá lần đầu được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận trên.
2. Định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá được thực hiện khi đồng thời thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Kết luận định giá lại khác với kết luận định giá lần đầu khi việc định giá lần đầu và định giá lại đều tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá quy định tại Nghị định này; áp dụng đúng thông tin, đặc điểm của tài sản cần định giá và nội dung yêu cầu định giá;
b) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp tục có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận định giá lại.
...
Theo quy định trên, định giá lại được thực hiện trong trường hợp có nghi ngờ về kết luận định giá lần đầu và cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có đầy đủ căn cứ nghi ngờ về kết luận trên.
Định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá được thực hiện khi đồng thời thỏa mãn đủ các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 21 nêu trên.
Định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự?
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP về định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
...
3. Việc định giá lại quy định tại khoản 1 Điều này do Hội đồng định giá cấp trên thực hiện:
a) Hội đồng định giá cấp tỉnh định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp huyện định giá lần đầu;
b) Hội đồng định giá cấp bộ định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp tỉnh định giá lần đầu;
c) Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp bộ định giá lần đầu. Kết luận định giá của Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là kết luận cuối cùng về giá trị của tài sản cần định giá.
4. Việc định giá lại lần thứ hai quy định tại khoản 2 Điều này do Hội đồng định giá cùng cấp với Hội đồng định giá được thành lập để định giá lại quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện:
a) Hội đồng định giá cấp tỉnh định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu của Hội đồng định giá cấp huyện và kết luận định giá lại của Hội đồng định giá cấp tỉnh.
b) Hội đồng định giá cấp bộ định giá lại lần thứ hai trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận định giá lần đầu của Hội đồng định giá cấp tỉnh và kết luận định giá lại của Hội đồng định giá cấp bộ.
...
Theo đó, việc định định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự do Hội đồng định giá cấp trên thực hiện.
Việc định giá lại lần thứ hai do Hội đồng định giá cùng cấp với Hội đồng định giá được thành lập để định giá lại thực hiện.
Trường hợp nào không được xem là định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự?
Theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về định giá lại tài sản như sau:
Định giá lại tài sản
...
5. Các trường hợp sau đây không thuộc trường hợp định giá lại tài sản theo quy định tại Điều này:
a) Hội đồng định giá chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục định giá hoặc chưa có kết luận về giá của tài sản cần định giá; hoặc thành viên Hội đồng thuộc một trong các trường hợp không được tham gia định giá tài sản;
b) Có sự thay đổi về thông tin, đặc điểm của tài sản cần định giá, thay đổi về nội dung yêu cầu định giá khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Việc định giá tài sản đối với những trường hợp quy định tại điểm a và b khoản này được thực hiện như trường hợp định giá lần đầu.
Như vậy, trường hợp nào không được xem là định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự là những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 21 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?