Việc điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được thực hiện trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch thủy lợi?
Việc điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được thực hiện trong trường hợp nào?
Điều chỉnh quy hoạch thủy lợi (Hình từ Internet)
Theo Điều 18 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ điều chỉnh quy hoạch
Việc điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được thực hiện khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 53 Luật Quy hoạch.
Theo quy định tại Điều 53 Luật Quy hoạch 2017 về căn cứ điều chỉnh quy hoạch thủy lợi như sau:
Căn cứ điều chỉnh quy hoạch
Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch;
2. Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn làm thay đổi nội dung quy hoạch hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp;
3. Có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch;
4. Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch;
5. Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch;
6. Do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch;
7. Do yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Căn cứ trên quy định việc điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Có sự điều chỉnh mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch;
- Có sự điều chỉnh của quy hoạch cao hơn làm thay đổi nội dung quy hoạch hoặc có sự mâu thuẫn với quy hoạch cùng cấp;
- Có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng đến tính chất, quy mô không gian lãnh thổ của quy hoạch;
- Do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, chiến tranh làm thay đổi mục tiêu, định hướng, tổ chức không gian lãnh thổ của quy hoạch;
- Do biến động bất thường của tình hình kinh tế - xã hội làm hạn chế nguồn lực thực hiện quy hoạch;
- Do sự phát triển của khoa học, công nghệ làm thay đổi cơ bản việc thực hiện quy hoạch;
- Do yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Ai có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch thủy lợi?
Theo Điều 17 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch
Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch thủy lợi.
Việc điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được thực hiện theo thủ tục ra sao?
Theo Điều 19 Nghị định 53/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch
1. Trường hợp điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu quy hoạch được thực hiện theo quy định tại Chương II, Chương III của Nghị định này.
2. Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không làm thay đổi mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (nếu có) của quy hoạch đã được phê duyệt, được thực hiện như sau:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch; Báo cáo thuyết minh điều chỉnh và tài liệu khác (nếu có);
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Căn cứ trên quy định thủ tục điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được thực hiện theo 02 trường hợp sau:
- Trường hợp điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu quy hoạch thủy lợi được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định 53/2019/NĐ-CP, Chương III Nghị định 53/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không làm thay đổi mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (nếu có) của quy hoạch thủy lợi đã được phê duyệt, được thực hiện như sau:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi quy hoạch lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Hồ sơ đề nghị điều chỉnh gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh quy hoạch; Báo cáo thuyết minh điều chỉnh và tài liệu khác (nếu có);
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?