Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong những trường hợp nào? Hồ sơ trình tự điều chỉnh biên chế công chức được thực hiện như thế nào?
Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
...
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
...
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan được xem xét trong các trường hợp sau:
- Cơ quan có thay đổi một trong các căn cứ xác định biên chế công chức được quy định cụ thể trên.
- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Điều chỉnh biên chế công chức (Hình từ Internet)
Hồ sơ trình tự điều chỉnh biên chế công chức được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ trình tự điều chỉnh biên chế công chức như sau:
Điều chỉnh biên chế công chức
...
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.
Theo đó, hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức;
- Đề án điều chỉnh biên chế công chức;
- Các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo.
Trình tự điều chỉnh biên chế công chức được thực hiện như quy định cụ thể trên.
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gì trong việc điều chỉnh biên chế công chức?
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm; quyết định, điều chỉnh vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức; thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm hoặc điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
3. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong số biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao và triển khai thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân quyết định.
4. Tổng hợp cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
....
Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm:
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương lập kế hoạch điều chỉnh biên chế công chức;
- Thẩm định kế hoạch điều chỉnh biên chế công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
- Tổng hợp và lập kế hoạch điều chỉnh biên chế công chức gửi Bộ Nội vụ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?