Việc đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa được quy định thế nào? Luồng đường thủy nội địa được phân thành mấy loại?
Việc đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa được quy định thế nào?
Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được quy định tại Điều 4 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này, quy định về đầu tư, đầu tư công, xây dựng, đất đai, khoáng sản, môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa (trừ bến thủy nội địa phục vụ thi công công trình chính), khu neo đậu phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu chưa có hoặc khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Theo quy định trên, đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa phải phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa khác với quy hoạch đã được phê duyệt, trong quá trình lập dự án, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Luồng đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Luồng đường thủy nội địa được phân thành mấy loại?
Việc phân loại luồng đường thủy nội địa được quy định tại Điều 7 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Phân loại, cấp kỹ thuật luồng đường thủy nội địa
1. Luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm: Luồng đường thủy nội địa quốc gia (sau đây gọi là luồng quốc gia), luồng đường thủy nội địa địa phương (sau đây gọi là luồng địa phương) và luồng đường thủy nội địa chuyên dùng (sau đây gọi là luồng chuyên dùng).
2. Luồng quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia;
b) Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia;
c) Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới.
3. Luồng địa phương là luồng thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này.
4. Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.
5. Luồng đường thủy nội địa được phân thành các cấp kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Theo đó, luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:
+ Luồng đường thủy nội địa quốc gia (sau đây gọi là luồng quốc gia).
+ Luồng đường thủy nội địa địa phương (sau đây gọi là luồng địa phương).
+ Luồng đường thủy nội địa chuyên dùng (sau đây gọi là luồng chuyên dùng).
Việc thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa được thực hiện theo những nội dung nào?
Nội dung thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa được quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
Thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa
1. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa chủ đầu tư phải thỏa thuận về thông số kỹ thuật của luồng với cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền thỏa thuận
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận về thông số kỹ thuật luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia;
b) Sở Giao thông vận tải thỏa thuận về thông số kỹ thuật luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.
3. Nội dung thỏa thuận
a) Sự phù hợp với quy hoạch;
b) Quy mô, thông số kỹ thuật.
4. Hồ sơ thỏa thuận
a) Đơn đề nghị thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
c) Hồ sơ thiết kế sơ bộ luồng đường thủy nội địa.
5. Trình tự thỏa thuận
Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này để thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành văn bản thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa gửi chủ đầu tư.
Như vậy, việc thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng luồng đường thủy nội địa gồm những nội dung sau:
+ Sự phù hợp với quy hoạch.
+ Quy mô, thông số kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?