Việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó do ai thực hiện? Trình tự đánh giá xếp loại chất lượng công chức như thế nào?
- Việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó do ai thực hiện?
- Thực hiện đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó được thực hiện theo trình tự nào?
- Công chức cấp huyện để được xếp loại công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ cần được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên từ bao nhiêu phần trăm?
Việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng công chức như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Theo đó, việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
Việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó do ai thực hiện? (Hình từ Internet)
Thực hiện đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang ở vị trí cấp phó được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức cấp huyện đang giữ vị trí cấp phó tại cơ quan nhà nước được thực hiện như sau:
- Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
- Người đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức. Thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
- Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
- Cuộc họp sẽ lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu sau đó xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức dựa trên căn cứ ý kiến nhận xét, đánh giá đối với công chức cấp phó và tài liệu liên quan (nếu có) để quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
- Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Công chức cấp huyện để được xếp loại công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ cần được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên từ bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
1. Công chức không giừ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
c) Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
d) 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Như vậy, công chức cấp huyện giữ vị trí cấp phó tại cơ quan, đơn vị thì cần đảm bảo 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
Bên cạnh đó cũng cần hoàn thành các tiêu chính về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng cũng như các tiêu chí khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là ai? Đại biểu Hội đồng nhân dân phải có các phẩm chất đạo đức nào?
- Từ ngày 30/10/2024, bổ sung quy định giao tài sản bằng hiện vật cho cơ quan nhà nước như thế nào?
- Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
- Người lao động nước ngoài có phải xin cấp lại giấy phép lao động khi thay đổi địa điểm làm việc trong thời gian làm việc tại Việt Nam không?
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?