Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp nào? Yêu cầu khi thực hiện đánh giá?

Cho tôi hỏi việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp nào? Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu phải đảm bảo yêu cầu gì? Câu hỏi của anh N.N.K từ Đà Lạt.

Tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu được hiểu thế nào?

Tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu được quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 3 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong nội dung Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Khả năng thích ứng là sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên, hoạt động kinh tế, xã hội và thể chế, chính sách, nguồn lực nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực và tận dụng các cơ hội do tác động của biến đổi khí hậu.
6. Tính dễ bị tổn thương là xu hướng của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương được cấu thành bởi mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
7. Rủi ro là hậu quả tiềm tàng của hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra cho con người, tài sản, cơ sở vật chất, hoạt động kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Rủi ro là kết quả của sự tương tác giữa tính dễ bị tổn thương, phơi bày và hiểm họa do biến đổi khí hậu.
8. Tổn thất và thiệt hại là những mất mát, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế đối với hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội do các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gây ra.
...

Như vậy, tính dễ bị tổn thương là xu hướng của hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng tiêu cực do tác động của biến đổi khí hậu.

Tính dễ bị tổn thương được cấu thành bởi mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Rủi ro là hậu quả tiềm tàng của hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra cho con người, tài sản, cơ sở vật chất, hoạt động kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.

Rủi ro là kết quả của sự tương tác giữa tính dễ bị tổn thương, phơi bày và hiểm họa do biến đổi khí hậu.

Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp nào? Yêu cầu khi thực hiện đánh giá?

Tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu được hiểu thế nào? (Hình từ Internet)

Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp nào?

Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu được quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT như sau:

Trình tự thực hiện đánh giá
...
5. Lựa chọn phương pháp đánh giá
a) Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Phương pháp định lượng gồm mô hình dự báo, chồng xếp bản đồ, đánh giá nhanh, thống kê thực nghiệm. Phương pháp định tính gồm ma trận đánh giá, lập bảng liệt kê, phương pháp mạng lưới, điều tra phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, đánh giá có sự tham gia;
b) Đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp điều tra phỏng vấn, tham vấn, thống kê thực nghiệm, mô hình hóa, chồng xếp bản đồ;
c) Đánh giá tổn thất, thiệt hại do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp xác định tổn thất, thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế. Phương pháp xác định tổn thất, thiệt hại về kinh tế gồm các phương pháp: điều tra khảo sát, thống kê, phân tích chi phí - lợi ích. Phương pháp xác định tổn thất, thiệt hại phi kinh tế gồm: mô hình dự báo, phân tích chỉ số rủi ro tổng hợp, đánh giá có sự tham gia;
d) Việc lựa chọn, áp dụng phương pháp đánh giá quy định tại điểm a, b, c khoản này phải phù hợp với đối tượng và phạm vi đánh giá; khả năng đáp ứng các yêu cầu về thông tin và mức độ sẵn có của dữ liệu.
...

Như vậy, theo quy định, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu áp dụng phương pháp:

- Điều tra phỏng vấn,

- Tham vấn,

- Thống kê thực nghiệm,

- Mô hình hóa,

- Chồng xếp bản đồ.

Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu phải đảm bảo yêu cầu gì?

Yêu cầu thực hiện đánh giá được quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT như sau:

Yêu cầu thực hiện đánh giá
1. Việc đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu (gọi tắt là đánh giá tác động của biến đổi khí hậu) phải đảm bảo khách quan, có cơ sở khoa học; phản ánh đầy đủ, nhất quán thông tin, phương pháp sử dụng và kết quả đánh giá.
2. Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu phải thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự đánh giá theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, theo quy định, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

(1) Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu phải đảm bảo khách quan, có cơ sở khoa học;

Phản ánh đầy đủ, nhất quán thông tin, phương pháp sử dụng và kết quả đánh giá.

(2) Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu phải thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự đánh giá theo quy định tại Thông tư 01/2022/TT-BTNMT.

Biến đổi khí hậu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Biến đổi khí hậu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Danh mục các chất được kiểm soát cấm sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trong tác động của biến đổi khí hậu?
Pháp luật
Thích ứng với biến đổi khí hậu là gì? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu?
Pháp luật
Viết đoạn văn 5 7 câu trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay? Cơ quan nhà nước có trách nhiệm gì trong thích ứng với biến đổi khí hậu?
Pháp luật
Biến đổi khí hậu là gì? Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là gì? Hậu quả của biến đổi khí hậu như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu là gì? Nội dung thông tin, dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu bao gồm những gì?
Pháp luật
Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu có phải là một nội dung đánh giá môi trường chiến lược không?
Pháp luật
La Nina là gì? Đặc điểm của La Nina? Tác động của La Nina tới Việt Nam ra sao? La Nina có phải biến đổi khí hậu không?
Pháp luật
Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu có nằm trong nội dung đánh giá khí hậu quốc gia không?
Pháp luật
Việc lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược được thực hiện dựa trên căn cứ nào và yêu cầu lồng ghép ra sao?
Pháp luật
Tác động của biến đổi khí hậu có là căn cứ lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo hay không?
Pháp luật
Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo lĩnh vực, khu vực cụ thể cần căn cứ vào nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biến đổi khí hậu
2,960 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biến đổi khí hậu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biến đổi khí hậu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào