Việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước nào? Quản lý nguy cơ dịch hại được quy định thế nào?
Quá trình phân tích nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật là gì?
Quy định về quá trình phân tích nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010 như sau:
Yêu cầu chung
Quá trình PTNCDH là một công cụ kỹ thuật dùng để xác định các biện pháp Kiểm dịch thực vật (KDTV) thích hợp. Quá trình PTNCDH có thể được sử dụng cho các sinh vật trước đây chưa được công nhận là dịch hại (ví dụ thực vật, tác nhân phòng trừ sinh học hoặc các sinh vật có ích khác, các sinh vật biến đổi gen còn sống), các dịch hại đã được công nhận, đường lan truyền và rà soát lại chính sách KDTV. Quá trình này gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu, Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại và Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại.
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn chi tiết về giai đoạn 1 của quá trình PTNCDH, tóm tắt giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của quá trình PTNCDH và xem xét chung toàn bộ quá trình PTNCDH. Đối với giai đoạn 2 và giai đoạn 3, tham khảo thêm ISPM No. 3, TCVN 7668:2007 và ISPM No. 21 liên quan đến quá trình PTNCDH.
Trong giai đoạn 1 khởi đầu của quá trình PTNCDH, việc xác định sinh vật hoặc đường lan truyền có thể được xem xét trong đánh giá nguy cơ dịch hại hoặc là một phần của việc rà soát lại các biện pháp KDTV hiện hành, liên quan đến việc xác định vùng PTNCDH. Bước thứ nhất là xác định hoặc khẳng định có hay không có sinh vật được coi là dịch hại. Nếu xác định không có dịch hại, thì không cần phân tích tiếp. Các dịch hại đã được xác định trong giai đoạn 1 thì việc phân tích tiếp tục đối với giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn khác. Thu thập thông tin, chứng minh bằng tài liệu, thông tin về nguy cơ cũng như sự không chắc chắn và tính thống nhất là những vấn đề chung liên quan đến tất cả các giai đoạn PTNCDH.
Theo quy định trên, quá trình phân tích nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật là một công cụ kỹ thuật dùng để xác định các biện pháp Kiểm dịch thực vật thích hợp.
Quá trình phân tích nguy cơ dịch hại có thể được sử dụng cho các sinh vật trước đây chưa được công nhận là dịch hại, các dịch hại đã được công nhận, đường lan truyền và rà soát lại chính sách kiểm dịch thực vật.
Quá trình này gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Khởi đầu, Giai đoạn 2: Đánh giá nguy cơ dịch hại và Giai đoạn 3: Quản lý nguy cơ dịch hại.
Kiểm dịch thực vật (Hình từ Internet)
Việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước nào?
Theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010, việc đánh giá nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật gồm những bước sau:
- Phân cấp dịch hại: xác định xem dịch hại có phải là dịch hại KDTV hoặc RNQP tương ứng hay không.
- Đánh giá sự du nhập và lan rộng của dịch hại:
+ Sinh vật được cho là dịch hại KDTV: xác định vùng có nguy cơ và đánh giá khả năng du nhập và lan rộng;
+ Thực vật được cho là RNQP: đánh giá xem thực vật dùng để gieo trồng đang hoặc sẽ là nguồn nhiễm dịch hại chính so với nguồn khác của vùng nhiễm dịch hại;
- Đánh giá tác động kinh tế:
+ Sinh vật được cho là dịch hại KDTV: đánh giá tác động kinh tế bao gồm cả tác động môi trường;
+ Thực vật được cho là RNQP: đánh giá khả năng tác động kinh tế liên quan đến việc sử dụng thực vật dùng để gieo trồng trong vùng PTNCDH (bao gồm phân tích ngưỡng nhiễm dịch và mức dung sai).
- Kết luận, tổng kết nguy cơ dịch hại tổng thể là trên cơ sở các kết quả đánh giá về sự du nhập, lan rộng và khả năng tác động kinh tế đối với dịch hại KDTV, hoặc tác động kinh tế không thể chấp nhận được đối với dịch hại thuộc diện điều chỉnh nhưng không phải dịch hại KDTV.
Sử dụng các kết quả từ đánh giá nguy cơ dịch hại để quyết định nếu yêu cầu giai đoạn quản lý nguy cơ dịch hại.
Quản lý nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật được quy định thế nào?
Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6908:2010 việc quản lý nguy cơ dịch hại trong kiểm dịch thực vật bao gồm việc xác định các biện pháp kiểm dịch thực vật (đơn lẻ hoặc kết hợp) làm giảm nguy cơ đến mức có thể chấp nhận được.
Biện pháp kiểm dịch thực vật chưa có tính hợp pháp nếu nguy cơ dịch hại được coi là có thể chấp nhận hoặc nếu chúng không khả thi (ví dụ trường hợp lan rộng tự nhiên).
Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp như vậy thì các nước thành viên có thể quyết định duy trì mức theo dõi ở mức thấp hoặc kiểm soát về nguy cơ dịch hại để đảm bảo rằng những thay đổi về nguy cơ trong tương lai được xác định.
Kết luận trong giai đoạn quản lý nguy cơ dịch hại là sẽ áp dụng hoặc không áp dụng đầy đủ biện pháp kiểm dịch thực vật thích hợp để làm giảm nguy cơ dịch hại đến mức có thể chấp nhận được là sẵn có, hiệu quả kinh tế và khả thi.
Ngoài các tiêu chuẩn về Phân tích nguy cơ dịch hại, các tiêu chuẩn khác cung cấp kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể để lựa chọn quản lý nguy cơ dịch hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?