Việc đăng ký khoản vay nước ngoài có áp dụng đối với bên đi vay là người không cư trú hay không?
Việc đăng ký khoản vay nước ngoài có áp dụng với bên đi vay là người không cư trú hay không?
Việc đăng ký khoản vay nước ngoài có áp dụng với bên đi vay là người không cư trú hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2022/TT-NHNN Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp quy định về đối tượng áp dụng cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài cho bên đi vay; cung ứng dịch vụ chuyển tiền liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
3. Các tổ chức, cá nhân là bên bảo lãnh, bên bảo đảm tài sản cho khoản vay nước ngoài của bên đi vay.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ bên ủy thác cho vay là người không cư trú.
5. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động vay nước ngoài của bên đi vay.
6. Các cá nhân, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý và khai thác thông tin trên Trang điện tử.
Như vậy, việc đăng ký khoản vay nước ngoài chỉ áp dụng đối với trường hợp bên đi vay là người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Hay nói cách khác, việc đăng ký khoản vay nước ngoài không áp dụng đối với bên đi vay là người không cư trú.
Bên đi vay là người cư trú có trách nhiệm như thế nào trong việc đăng ký khoản vay nước ngoài?
Căn cứ Điều 43 Thông tư 12/2022/TT-NHNN Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp quy định về trách nhiệm của bên đi vay cụ thể như sau:
- Tuân thủ các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết và thực hiện thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận bảo đảm khoản vay nước ngoài.
- Xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi xác định tính chất của khoản vay là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác và khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài.
- Thực hiện các quy định về khai báo thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin theo đúng quy định tại Thông tư 12/2022/TT-NHNN.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về:
+ Việc xác định tính chất khoản vay nước ngoài là khoản vay bằng tiền hoặc vay dưới hình thức thuê tài chính và/hoặc hình thức khác. Trường hợp khoản vay nước ngoài là khoản vay dưới hình thức thuê tài chính, bên đi vay có trách nhiệm xác định ngày nhận tài sản thuê và cung cấp thông tin cho Cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi được yêu cầu;
+ Tính chính xác, trung thực của: các thông tin cung cấp, khai báo tại Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình; các thông tin, tài liệu cung cấp kèm theo hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, các báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền; các thông tin cung cấp, các chứng từ xuất trình cho ngân hàng thương mại khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài.
Khoản vay nước ngoài được định nghĩa như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-NHNN Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp quy định về Khoản vay nước ngoài cụ thể như sau:
Theo đó, khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chi khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay, tự trả) và khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị trường quốc tế của bên đi vay.
Ngoài ra, khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam của bên đi vay hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
Tóm lại, việc đăng ký khoản vay nước ngoài chỉ áp dụng đối với trường hợp bên đi vay là người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Deal lương là gì? Mẫu email deal lương chuyên nghiệp, thuyết phục, hiệu quả dành cho người lao động?
- Tòa án có được trả lại đơn khởi kiện vì lý do vụ việc đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật TTHC?
- Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
- Cáp viễn thông có được phép đi dọc đường giao thông không? Việc chỉnh trang đường cáp viễn thông thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?