Việc đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?
- Việc đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?
- Thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được ký kết thế nào?
- Bản sao thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được gửi trong thời hạn nào?
Việc đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?
Theo Điều 47 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về đàm phán thỏa thuận quốc tế như sau:
Đàm phán thỏa thuận quốc tế
Sau khi được Chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông báo cho bên ký kết nước ngoài qua đường ngoại giao:
1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết dự thảo thỏa thuận quốc tế phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức ký.
2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo và tổ chức ký.
3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất, báo cáo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp đến cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định tổ chức đàm phán trực tiếp để thống nhất nội dung dự văn bản thỏa thuận quốc tế hoặc dừng việc đàm phán.
Theo đó, sau khi được Chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông báo cho bên ký kết nước ngoài qua đường ngoại giao thì việc đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Điều 47 nêu trên.
Việc đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện thế nào?
(Hình từ Internet)
Thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được ký kết thế nào?
Căn cứ Điều 48 Thông tư 105/2021/TT-BQP quy định về ký thỏa thuận quốc tế như sau:
Ký thỏa thuận quốc tế
Sau khi Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, Chỉ huy cơ quan, đơn vị ký hoặc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế bằng văn bản cho cấp phó thuộc quyền và quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký.
Theo quy định trên, sau khi Chỉ huy cơ quan, đơn vị quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý, Chỉ huy cơ quan, đơn vị ký hoặc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế bằng văn bản cho cấp phó thuộc quyền và quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký.
Bản sao thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được gửi trong thời hạn nào?
Theo quy định tại Điều 49 Thông tư 105/2021/TT-BQP về báo cáo việc ký kết, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế như sau:
Báo cáo việc ký kết, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết, cơ quan, đơn vị ký thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lưu trữ bản gốc thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật về lưu trữ, báo cáo và gửi bản sao thỏa thuận quốc tế về Chỉ huy cấp trên để tổng hợp báo cáo cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng để gửi bản sao thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Như vậy, bản sao thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan thuộc quyền quản lý của cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng được gửi về cơ quan, đơn vị có liên quan trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?