Việc công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?
- Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được gửi cho những ai?
- Khi công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự, thành phần tham gia buổi công bố do ai quyết định?
- Việc công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?
Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự được gửi cho những ai?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Gửi Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát
Viện kiểm sát phải gửi Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát cho Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát trước 15 ngày kể từ ngày tiến hành trực tiếp kiểm sát (trừ trường hợp trực tiếp kiểm sát đột xuất); gửi cho Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát để phối hợp thực hiện (trong trường hợp trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới); gửi cho cơ quan quản lý cấp trên của Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát để phối hợp (theo khoản 3 Điều 32 Quy chế số 810). Quyết định và Kế hoạch phải được gửi cho Ban pháp chế Hội đồng nhân dân để thực hiện việc giám sát trong trường hợp Ban pháp chế Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành giám sát. Trường hợp cần thiết có thể gửi cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự địa phương để biết.
Theo quy định trên, Viện kiểm sát phải gửi Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát cho Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát trước 15 ngày kể từ ngày tiến hành trực tiếp kiểm sát (trừ trường hợp trực tiếp kiểm sát đột xuất);
Đồng thời, gửi cho Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo; gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp với Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát để phối hợp thực hiện (trong trường hợp trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới);
Và gửi cho cơ quan quản lý cấp trên của Cơ quan thi hành án dân sự được trực tiếp kiểm sát để phối hợp.
Quyết định và Kế hoạch phải được gửi cho Ban pháp chế Hội đồng nhân dân để thực hiện việc giám sát trong trường hợp Ban pháp chế Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành giám sát. Trường hợp cần thiết có thể gửi cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự địa phương để biết.
Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Khi công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự, thành phần tham gia buổi công bố do ai quyết định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát
1. Thành phần tham gia buổi công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự do Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát thống nhất với Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát. Nếu trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì trong thành phần tham gia buổi công bố có đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát cấp dưới.
...
Theo đó, thành phần tham gia buổi công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự do Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát thống nhất với Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự được kiểm sát.
Nếu trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới thì trong thành phần tham gia buổi công bố có đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát cấp dưới.
Việc công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2021 như sau:
Công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát
...
2. Trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát công bố nội dung Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát. Đoàn trực tiếp kiểm sát nghe Cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành án theo nội dung trực tiếp kiểm sát; đưa ra các yêu cầu cho Cơ quan thi hành án dân sự để phục vụ cho hoạt động trực tiếp kiểm sát; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn, nhất là thành viên chịu trách nhiệm phối hợp để Cơ quan thi hành án dân sự biết và phối hợp thực hiện. Việc công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát phải được lập biên bản theo quy định, lưu hồ sơ kiểm sát.
Theo quy định trên, trưởng đoàn trực tiếp kiểm sát công bố nội dung Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát.
Đoàn trực tiếp kiểm sát nghe Cơ quan thi hành án dân sự báo cáo kết quả thi hành án theo nội dung trực tiếp kiểm sát. Đồng thời, đưa ra các yêu cầu cho Cơ quan thi hành án dân sự để phục vụ cho hoạt động trực tiếp kiểm sát.
Đoàn trực tiếp kiểm sát phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn, nhất là thành viên chịu trách nhiệm phối hợp để Cơ quan thi hành án dân sự biết và phối hợp thực hiện.
Việc công bố Quyết định và Kế hoạch trực tiếp kiểm sát phải được lập biên bản theo quy định, lưu hồ sơ kiểm sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?