Việc công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Các cơ quan, đơn vị nào được quyền góp ý, sửa đổi các văn bản quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế?
- Việc công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được thực hiện theo trình tự như thế nào?
- Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế phải đảm bảo được những thành phần chủ yếu nào?
Các cơ quan, đơn vị nào được quyền góp ý, sửa đổi các văn bản quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 38/2019/TT-BYT quy định về trách nhiệm thi hành như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Văn phòng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này;
b) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý, lưu trữ, chia sẻ các thông tin báo cáo định kỳ trong lĩnh vực y tế;
c) Tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế có quy định về chế độ báo cáo định kỳ;
d) Công bố danh mục các báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế theo quy định;
đ) Hằng năm, tổng hợp kết quả rà soát các chế độ báo cáo và danh mục báo cáo định kỳ của Bộ Y tế để đề xuất sửa đổi, bổ sung Thông tư này cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, đáp ứng nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
...
3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Cục Công nghệ thông tin tin học hóa biểu mẫu báo cáo được quy định tại Thông tư này, từng bước xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo Bộ Y tế;
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo, tiến tới thực hiện báo cáo điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo với các đối tượng thực hiện báo cáo từ cơ sở đến trung ương;
c) Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật, phần mềm công nghệ an toàn, an ninh thông tin phục vụ xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Y tế và chia sẻ dữ liệu, kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ;
d) Bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng phí trong xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Y tế; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin thông suốt với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư công nghệ thông tin, văn thư, lưu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung các chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước phụ trách trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2020.
...
Theo quy định trên thì Văn phòng Bộ Y tế và các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế sẽ được phép góp ý, sửa đổi đối với chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Trong đó:
- Văn phòng Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế có quy định về chế độ báo cáo định kỳ.
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm rà soát, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung các chế độ báo cáo định kỳ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước phụ trách.
Việc công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được thực hiện theo trình tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc công bố chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 38/2019/TT-BYT thì trình tự công bố chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện theo các bước sau:
(1) Trước ngày văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ có hiệu lực thi hành, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ có trách nhiệm gửi Văn phòng Bộ để trình Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định công bố, cập nhật danh mục báo cáo định kỳ.
(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định chế độ báo cáo định kỳ, Văn phòng Bộ có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Lãnh đạo Bộ Y tế được Bộ trưởng ủy quyền ban hành Quyết định công bố, cập nhật danh mục báo cáo định kỳ.
(3) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Bộ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Lãnh đạo Bộ Y tế được Bộ trưởng ủy quyền ký Quyết định công bố, cập nhật danh mục báo cáo định kỳ.
(4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành Quyết định công bố, cập nhật danh mục báo cáo định kỳ, Văn phòng Bộ có trách nhiệm đăng tải quyết định công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế phải đảm bảo được những thành phần chủ yếu nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 38/2019/TT-BYT có quy định như sau:
Các yêu cầu chung đối với các thành phần của chế độ báo cáo định kỳ
Các thành phần của chế độ báo cáo định kỳ phải bảo đảm các quy định chung tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Điều 7 và đáp ứng yêu cầu tương ứng nêu tại Điều 8 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và các quy định chi tiết tại Thông tư này, trừ trường hợp có quy định khác tại các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, người có thẩm quyền thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
Như vậy, chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế phải đảm bảo được những thành phần chủ yếu theo quy định tại Điều 7 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, cụ thể:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo;
- Mẫu đề cương báo cáo.
Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng yêu cầu tương ứng nêu tại Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP và các quy định chi tiết tại Thông tư 38/2019/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?