Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo hàng thừa kế pháp luật cần những giấy tờ gì? Cần tuân thủ những nguyên tắc nào khi chuyển nhượng?
Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán cần phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 24 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 quy định về nguyên tắc chuyển quyền sở hữu chứng khoán như sau:
Nguyên tắc chuyển quyền sở hữu
1. Đối với các chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD thực hiện giao dịch mua, bán qua hệ thống giao dịch chứng khoán, VSD chuyển quyền sở hữu căn cứ vào kết quả giao dịch mua, bán của nhà đầu tư do SGDCK cung cấp.
2. Đối với các chứng khoán đã đăng ký tập trung tại VSD nhưng không thể thực hiện qua hệ thống giao dịch chứng khoán hoặc các giao dịch không mang tính chất mua bán, VSD chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2020/TT-BTC, các trường hợp theo quy định pháp luật khác và hướng dẫn của UBCKNN.
3. Đối với các trường hợp chuyển quyền sở hữu chứng khoán của tổ chức phát hành, công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác quy định phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì phải cung cấp Văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có ý kiến về việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán của tổ chức phát hành, công ty đại chúng đó.
Theo đó, việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán cần tuân thủ những nguyên tắc theo quy định pháp luật nêu trên.
Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo hàng thừa kế pháp luật cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 28 Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-VSD năm 2021 thì về hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo hàng thừa kế như sau:
- Văn bản đề nghị chuyển quyền sở hữu chứng khoán của người nhận thừa kế hoặc đại diện những người nhận thừa kế (Mẫu 16B/ĐKCK tải về) kèm theo bản sao giấy tờ thể hiện thông tin nhận diện của bên nhận thừa kế và bản sao hợp lệ Giấy chứng tử của bên để lại tài sản thừa kế.
- Bản sao các tài liệu chứng minh đã nộp thuế thu nhập cá nhân từ thừa kế (trường hợp bên nhận thừa kế là cá nhân) theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân (Tờ khai/Thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân có xác nhận của cơ quan thuế và văn bản xác nhận đã nộp tiền vào ngân sách nhà nước).
- Bản tường trình của người nhận thừa kế về các mối quan hệ nhân thân của người để lại thừa kế, trong đó liệt kê đầy đủ thông tin về hàng thừa kế của người để lại thừa kế (vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi…) và cam kết về tính chính xác của các thông tin kê khai trong bản tường trình, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có phát sinh tranh chấp;
- Bản sao hợp lệ văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế (trường hợp có nhiều người trong diện được nhận thừa kế)/văn bản khai nhận di sản thừa kế (trường hợp chỉ có một người trong diện được nhận thừa kế) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao hợp lệ văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (trường hợp người nằm trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế)/văn bản ủy quyền đứng tên sở hữu quản lý di sản thừa kế (trường hợp những người nằm trong diện thừa kế ủy quyền cho người khác) có xác nhận của cơ quan công chứng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Yêu cầu chuyển khoản chứng khoán theo Mẫu 21/LK tải về Quy chế hoạt động lưu ký chứng khoán do Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán ban hành (03 bản đối với trường hợp khác thành viên lưu ký, 02 bản đối với trường hợp cùng hành viên lưu ký) và Văn bản của hành viên lưu ký nơi bên để lại thừa kế mở tài khoản gửi Trung tâm Lưu ký chứng khoán xác nhận về số dư chứng khoán lưu ký và cam kết phong tỏa trong quá trình làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.
Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán theo hàng thừa kế pháp luật cần những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Những người được nhận chuyển quyền sở hữu chứng khoán gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Từ thông tin của anh, đối chiếu với quy định của pháp luật thì những người được nhận chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán đối với chứng khoán của ba anh gồm mẹ của anh, ông bà nội của anh (nếu còn) và anh (hàng thừa kế thứ nhất).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?