Việc chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau việc chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? Mức chi soạn thảo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay tối đa là bao nhiêu? Câu hỏi của anh K.L.U đến từ TP.HCM.

Việc chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Căn cứ tại Điều 48 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tư vấn, thông tin, giáo dục, truyền thông; biên soạn tài liệu mẫu để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
9. Hướng dẫn việc đưa nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào hương ước, quy ước cộng đồng dân cư.

Như vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chỉ đạo xây dựng, thực hiện, tổng kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

Trong đó, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 01/2023/NĐ-CP thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Việc chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?

Việc chỉ đạo xây dựng, nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm của cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Mức chi soạn thảo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay tối đa là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình:

Chi xây dựng, triển khai mô hình phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chi nghiên cứu xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện theo quy định của pháp luật về nội dung và mức chi thực hiện các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá.
2. Chi soạn thảo mô hình: Tối đa 20.000.000 đồng/mô hình.
3. Chi cho người tham gia triển khai thực hiện mô hình: Mức chi theo thực tế số ngày tham gia, tối đa 100.000 đồng/người/ngày hoặc khoán chi tối đa 2.000.000 đồng/người/tháng.
4. Các khoản chi khác thực hiện theo thực tế, căn cứ vào hóa đơn, chứng từ và theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Như vậy, mức chi soạn thảo mô hình phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay tối đa là 20.000.000 đồng/mô hình.

Có những nguyên tắc nào trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định?

Theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

- Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

- Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

- Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
634 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào