Việc chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
- Việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình do cơ quan nào tổ chức thực hiện?
- Việc chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
- Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình nào?
Việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình do cơ quan nào tổ chức thực hiện?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình:
Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
1. Người có hành vi bạo lực gia đình được giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; tham gia dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình do cơ sở phòng, chống bạo lực gia đình cung cấp.
2. Nội dung giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhận diện các hành vi bạo lực gia đình và trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Kỹ năng ứng xử, phòng ngừa, xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình;
d) Kiến thức và kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; giải tỏa áp lực, căng thẳng;
đ) Các nội dung khác.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức thực hiện việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và tổ chức thực hiện việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình đối với người có hành vi bạo lực gia đình do cơ quan nào tổ chức thực hiện? (Hình từ Internet)
Việc chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về chi giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình:
Chi giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình
1. Chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
2. Chi biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm để nhận diện hành vi bạo lực gia đình và đánh giá về kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình (soạn thảo câu hỏi thô; rà soát, lựa chọn và nhập các câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được quản lý trên phần mềm máy tính): Thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quản lý kinh phí chuẩn bị, tổ chức và tham dự các kỳ thi áp dụng đối với giáo dục phổ thông.
3. Chi phổ biến pháp luật trực tiếp cho người có hành vi bạo lực gia đình: Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Như vậy, việc chi biên soạn tài liệu giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình:
Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nhân viên trực tiếp thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kiến thức, kỹ năng tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Nhân viên trực tiếp thực hiện cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng ứng phó khi bị bạo lực gia đình; kỹ năng ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
3. Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình; kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận; kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực; kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
Như vậy, Nhân viên trực tiếp thực hiện giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình được bồi dưỡng:
- Kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; nhận diện hành vi bạo lực gia đình;
- Kỹ năng kiểm soát cơn nóng giận;
- Kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực;
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ trong gia đình.
Lưu ý: Người đã được cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình sau 05 năm phải tham gia bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo lĩnh vực trực tiếp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?