Việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?
- Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
- Việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?
- Kinh phí cho việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bố trí từ nguồn nào?
Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gì?
Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giải thích tại Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây gọi là chấp thuận tiêu chuẩn) là cho phép áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định trên thì chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cho phép áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích gì?
Việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Mục đích, nguyên tắc và các tiêu chí chấp thuận tiêu chuẩn
1. Mục đích:
a) Làm căn cứ đánh giá sự phù hợp thông qua các hoạt động: công nhận, chứng nhận, kiểm định, giám định, thử nghiệm, hiệu chuẩn;
b) Làm căn cứ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, vật tư nông nghiệp;
c) Từng bước hài hòa hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.
2. Nguyên tắc:
Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc có luận cứ xác đáng chứng minh sự cần thiết áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét chấp thuận tiêu chuẩn liên quan đến các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
3. Tiêu chí:
a) Không trái với quy định của pháp luật và làm tổn hại tới an ninh, quốc phòng, lợi ích kinh tế - xã hội và các lợi ích khác của Việt Nam;
b) Phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan (nếu có);
c) Phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam;
d) Đáp ứng yêu cầu quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất trong nước;
đ) Là phiên bản mới nhất và còn hiệu lực.
Như vậy, theo quy định trên thì việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm mục đích sau:
- Làm căn cứ đánh giá sự phù hợp thông qua các hoạt động: công nhận, chứng nhận, kiểm định, giám định, thử nghiệm, hiệu chuẩn;
- Làm căn cứ quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, vật tư nông nghiệp;
- Từng bước hài hòa hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với tiêu chuẩn khu vực, quốc tế.
Kinh phí cho việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bố trí từ nguồn nào?
Kinh phí cho việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bố trí từ nguồn được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Kinh phí
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí cho việc chấp thuận tiêu chuẩn được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Nội dung chi:
a) Nội dung chi trực tiếp cho việc xây dựng hồ sơ đề nghị chấp thuận tiêu chuẩn:
Chi lập đề cương, dự toán hồ sơ chấp thuận tiêu chuẩn;
Chi mua tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);
Chi dịch, hiệu đính và biên tập tiêu chuẩn từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
b) Nội dung chi phục vụ công tác quản lý gồm:
Chi họp Hội đồng thẩm tra, Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận tiêu chuẩn;
Chi nhận xét, đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm tra, Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận tiêu chuẩn.
Cơ quan, tổ chức tự bố trí kinh phí xây dựng hồ sơ đề nghị chấp thuận tiêu chuẩn. Riêng Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động khoa học công nghệ thực hiện các nội dung chi tại mục a khoản 2 Điều này để xây dựng Hồ sơ đề nghị chấp thuận tiêu chuẩn theo lĩnh vực được phân công quản lý.
…
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí cho việc chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động được quản lý bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ và các hoạt động khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?