Việc chẩn đoán và điều trị tràn dịch, tràn khí màng phổi ở trẻ em bị viêm phổi được pháp luật quy định như thế nào?
Biến chứng tràn dịch màng phổi ở trẻ em được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
3.1. Tràn dịch màng phổi
Trẻ bị viêm phổi có thể dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc viêm mủ màng phổi.
a) Chẩn đoán
Trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch.
b) Điều trị
Chọc hút và dẫn lưu dịch: tràn dịch màng phổi nên được dẫn lưu hết dịch, trừ trường hợp lượng dịch ít. Tràn dịch có thể tái phát phải chọc hút hoặc dẫn lưu nhiều lần. Dịch màng phổi cần xét nghiệm protein, phản ứng Rivalta, tế bào, nhuộm Gram, nuôi cấy và tìm vi khuẩn lao nếu nghi ngờ.
Kháng sinh: phải tác dụng tốt trên cầu khuẩn Gr (+) (S. pneumoniae, S. aureus, S. pyogenes) là nguyên nhân chính gây viêm phổi - màng phổi và ngấm tốt vào khoang màng phổi. Lựa chọn ampicillin hoặc cloxacillin (50 mg/kg, TM hoặc TB, cách mỗi 6 giờ) kết hợp gentamicin (7,5 mg/kg, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, 1 lần trong ngày). Điều chỉnh kháng sinh theo kết quả vi khuẩn nếu có. Nếu trẻ cải thiện (sau ít nhất 7 ngày dùng kháng sinh tĩnh mạch hoặc tiêm bắp), tiếp tục uống cloxacilin 4 lần mỗi ngày. Tổng thời gian điều trị là 3 tuần.
Bệnh không cải thiện dù đã được dẫn lưu và kháng sinh phù hợp: kiểm tra HIV và lao. Có thể xem xét điều trị thử lao phổi - màng phổi.
..."
Theo đó, biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
Trẻ vẫn sốt dai dẳng mặc dù đã dùng kháng sinh phù hợp; khám phát hiện hội chứng 3 giảm bên tràn dịch (giảm thông khí, gỗ đục, rung thanh giảm) hoặc tiếng cọ màng phổi; X-quang phổi có hình ảnh tràn dịch; chọc hút màng phổi có dịch được chỉ định tràn dịch màng phổi.
Việc điều trị được quy định cụ thể nêu trên.
Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi ở trẻ em bị viêm phổi (Hình từ Internet)
Việc chẩn đoán và điều trị tràn khí màng phổi ở trẻ em bị viêm phổi được pháp luật quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 3.3 Mục VII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 quy định về tràn khí màng phổi như sau:
"VII. Xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em
[...]
3. Biến chứng của viêm phổi
Biến chứng hay gặp nhất của viêm phổi là nhiễm khuẩn máu, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể lan tràn gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc. Một số biến chứng hay gặp khác là tràn mủ màng phổi, áp xe phổi và tràn khí màng phổi.
...
3.3. Tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi là sự tích tụ khí trong khoang màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí.
a) Chẩn đoán: Triệu chứng biểu hiện tùy thuộc vào mức độ xẹp phổi, áp lực trong khoang màng phổi và mức độ tiến triển của tràn khí.
- Lồng ngực bên tổn thương nhô cao hơn, tim bị đẩy sang bên đối diện, tam chứng Galliard (giảm thông khí, rung thanh mất, gõ vang), thở rên, suy hô hấp, tím tái tùy tiến triển của tràn khí.
- X-quang phổi cho chẩn đoán xác định.
b) Điều trị
Khi trẻ có suy hô hấp, tràn khí màng phổi nhiều phải tiến hành chọc hút khí màng phổi cấp cứu. Nếu không cải thiện hoặc tái phát cần dẫn lưu khí qua thành ngực."
Theo đó, tràn khí màng phổi là sự tích tụ khí trong khoang màng phổi, thường thứ phát do vỡ phế nang hoặc do nhiễm vi khuẩn sinh khí. Việc chẩn đoán và điều trị được quy định cụ thể trên.
Việc phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục VIII Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 101/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
"VIII. Phòng bệnh viêm phổi trẻ em
Để giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em cần chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng đầy đủ, tiêm phòng vaccine, cải thiện điều kiện sống và môi trường.
1. Chăm sóc trước sinh
Đảm bảo tốt sức khỏe bà mẹ, tiêm phòng vaccine Rubella trước mang thai, dinh dưỡng đầy đủ, khám thai định kỳ để hạn chế tối đa trẻ sinh nhẹ cân, thiếu tháng hoặc có các bất thường bẩm sinh phát hiện muộn.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất (sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D...) làm tăng khả năng mắc bệnh và mức độ nặng của viêm phổi. Sữa mẹ làm giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ nhỏ.
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến ít nhất 12 tháng tuổi.
Chế độ dinh dưỡng ngoài sữa mẹ đầy đủ, cân đối dinh dưỡng theo lứa tuổi.
3. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng
Tiêm đầy đủ vắc xin sởi, HIb, ho gà, cúm, phế cầu là biện pháp phòng bệnh viêm phổi chủ động hiệu quả./."
Theo đó, để giảm tỷ lệ viêm phổi ở trẻ em cần chăm sóc trước sinh, dinh dưỡng đầy đủ, tiêm phòng vaccine, cải thiện điều kiện sống và môi trường theo quy định cụ thể nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?