Việc cấp mã số doanh nghiệp tự động theo quy định pháp luật hiện hành được thực hiện theo phương thức nào?
- Việc cấp mã số doanh nghiệp tự động theo quy định pháp luật hiện hành được thực hiện theo phương thức nào?
- Trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin không đầy đủ thì việc cấp mã số doanh nghiệp được giải quyết như thế nào?
- Việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có phụ thuộc vào đặc điểm vùng miền hay không?
Việc cấp mã số doanh nghiệp tự động theo quy định pháp luật hiện hành được thực hiện theo phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC quy định về trình tự thực hiện cấp mã số doanh nghiệp tự động như sau:
Trình tự thực hiện cấp mã số doanh nghiệp tự động
1. Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp tự động
Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trình tự thực hiện
Căn cứ thông tin giao dịch điện tử về doanh nghiệp đăng ký thành lập mới do Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truyền sang, Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế tự động thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp của các thông tin liên quan trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế.
a) Trường hợp thông tin đầy đủ, đúng quy định:
Tự động tạo mã số doanh nghiệp và thực hiện phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp (Cục Thuế, Chi cục Thuế) phù hợp với Nghị quyết phân cấp nguồn thu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế.
Tự động truyền thông tin về mã số doanh nghiệp, thông tin cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Việc cấp mã số doanh nghiệp tự động theo quy định pháp luật hiện hành được thực hiện theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin không đầy đủ thì việc cấp mã số doanh nghiệp được giải quyết như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC quy định về trình tự thực hiện cấp mã số doanh nghiệp tự động như sau:
Trình tự thực hiện cấp mã số doanh nghiệp tự động
...
2. Trình tự thực hiện
Căn cứ thông tin giao dịch điện tử về doanh nghiệp đăng ký thành lập mới do Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp truyền sang, Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế tự động thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, hợp pháp của các thông tin liên quan trên hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế.
a) Trường hợp thông tin đầy đủ, đúng quy định:
Tự động tạo mã số doanh nghiệp và thực hiện phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp (Cục Thuế, Chi cục Thuế) phù hợp với Nghị quyết phân cấp nguồn thu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế.
Tự động truyền thông tin về mã số doanh nghiệp, thông tin cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
b) Trường hợp thông tin không đầy đủ (thiếu các chỉ tiêu bắt buộc) hoặc không theo đúng quy định:
Tự động tạo thông báo về thông tin không đầy đủ, không đúng quy định;
Tự động truyền thông tin sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp biết, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi nhận được kết quả cấp mã số doanh nghiệp và các thông tin về cơ quan Thuế trực tiếp quản lý do Cơ quan thuế truyền sang, Cơ quan Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đồng thời in Thông báo cơ quan thuế trực tiếp quản lý và trả cùng kết quả đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết để thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ về thuế theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin không đầy đủ (thiếu các chỉ tiêu bắt buộc) thì Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế sẽ tự động tạo thông báo về thông tin không đầy đủ, không đúng quy định.
Đồng thời, tự động truyền thông tin sang Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để Cơ quan Đăng ký kinh doanh thông báo cho doanh nghiệp biết, thực hiện điều chỉnh, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp có phụ thuộc vào đặc điểm vùng miền hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC quy định về việc phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp như sau:
Phân công cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp
1. Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp
a) Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.
Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.
b) Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương và phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành;
c) Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.
Như vậy, theo quy định thì việc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp phải phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?