Việc các quy tắc của một điều ước quốc tế trở thành ràng buộc đối với quốc gia thứ ba thông qua một tập quán quốc tế được quy định như thế nào?
- Việc các quy tắc của một điều ước quốc tế trở thành ràng buộc đối với quốc gia thứ ba thông qua một tập quán quốc tế được quy định như thế nào?
- Các quốc gia trở thành một bên của điều ước quốc tế sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác thì được xem là gì?
- Điều ước quốc tế cho phép hai quốc gia tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước thì có cần thông báo cho những bên khác không?
Việc các quy tắc của một điều ước quốc tế trở thành ràng buộc đối với quốc gia thứ ba thông qua một tập quán quốc tế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Các quy tắc của một điều ước trở thành ràng buộc đối với quốc gia thứ ba thông qua một tập quán quốc tế.
Không có một quy định nào trong các Điều 34 và 37 chống lại việc một quy tắc được nêu ra trong một điều ước trở thành ràng buộc đối với một quốc gia thứ ba với tính chất là một quy tắc tập quán của pháp luật quốc tế khi nó được thừa nhận như vậy.
Theo đó, không có một quy định nào trong các Điều 34 và 37 chống lại việc một quy tắc được nêu ra trong một điều ước trở thành ràng buộc đối với một quốc gia thứ ba với tính chất là một quy tắc tập quán của pháp luật quốc tế khi nó được thừa nhận như vậy.
Cụ thể Điều 34 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Quy tắc chung đối với các quốc gia thứ ba
Một điều ước không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn nào cho một quốc gia thứ ba, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó.
Và Điều 37 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Hủy bỏ hoặc sửa đổi các quyền hoặc nghĩa vụ của các quốc gia thứ ba.
1. Trong trường hợp một nghĩa vụ phát sinh cho một quốc gia thứ ba chiểu theo Điều 35, thì nghĩa vụ đó sẽ không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi nếu không có sự đồng ý của các bên tham gia điều ước và của quốc gia thứ ba, trừ khi có sự thể hiện rõ ràng rằng có thỏa thuận khác có liên quan.
2. Trong trường hợp một quyền phát sinh cho một quốc gia thứ ba chiểu theo Điều 36, thì quyền đó không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi bởi các bên nếu không có sự thể hiện rõ là có ý định theo đó quyền này không thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi mà không có sự đồng ý của quốc gia thứ ba.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Các quốc gia trở thành một bên của điều ước quốc tế sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác thì được xem là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 40 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Bổ sung các điều ước nhiều bên
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, việc bổ sung điều ước nhiều bên sẽ được những điều khoản sau điều chỉnh:
2. Mọi đề nghị nhằm bổ sung một điều ước nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham dự vào:
a) Quyết định về những thể thức cần phải được thông qua trong quan hệ với đề nghị đó;
b) Đàm phán và ký kết bất cứ hiệp định nào với mục đích bổ sung điều ước.
3. Bất cứ quốc gia nào có tư cách để trở thành một bên của điều ước cũng đều có tư cách để trở thành một bên của điều ước đã được bổ sung.
4. Hiệp định bổ sung không ràng buộc các quốc gia đã là một bên của điều ước nhưng không là một bên trong những bên của hiệp định bổ sung này; điểm b khoản 4 Điều 30 sẽ áp dụng cho những quốc gia đó.
5. Bất cứ quốc gia nào trở thành một bên của điều ước sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác, đều được xem là:
a) Một bên của điều ước đã được bổ sung; và
b) Một bên của điều ước không được bổ sung đối với tất cả các bên của điều ước không bị hiệp định bổ sung ràng buộc.
Theo đó, các quốc gia trở thành một bên của điều ước quốc tế sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác thì được xem là:
- Một bên của điều ước đã được bổ sung; và
- Một bên của điều ước không được bổ sung đối với tất cả các bên của điều ước không bị hiệp định bổ sung ràng buộc.
Điều ước quốc tế cho phép hai quốc gia tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước thì có cần thông báo cho những bên khác không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Những hiệp định có mục đích sửa đổi những điều ước nhiều bên chỉ trong quan hệ giữa một số bên với nhau.
1. Hai hay nhiều bên tham gia một điều ước nhiều bên có thể ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước chỉ trong quan hệ giữa họ với nhau:
a) Nếu điều ước quy định có khả năng sửa đổi như thế; hoặc
b) Nếu việc sửa đổi không được điều ước quy định, thì phải với điều kiện là:
(i). Không ảnh hưởng đến việc các bên khác được hưởng các quyền mà điều ước dành cho họ cũng như việc thực hiện nghĩa vụ của họ; và
(ii). Không đụng chạm đến một quy định nào mà việc sửa đổi nó mâu thuẫn với việc thực hiện có hiệu quả đối tượng và mục đích của toàn bộ điều ước.
2. Trừ khi điều ước có quy định khác, trong trường hợp ghi ở điểm a khoản 1, các bên nói trên phải thông báo cho những bên khác ý định ký kết hiệp định của mình và những sửa đổi mà hiệp định này sẽ đưa vào trong điều ước.
Theo đó, điều ước quốc tế cho phép hai quốc gia tham gia một điều ước nhiều bên ký kết một hiệp định có mục đích sửa đổi điều ước thì phải thông báo cho những bên khác ý định ký kết hiệp định của mình và những sửa đổi mà hiệp định này sẽ đưa vào trong điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?