Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm?

Cho tôi hỏi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thuộc đối tượng phải tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc giai đoạn 2020-2025 hay không? Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm? Câu hỏi của anh Đạt từ TP.HCM

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc hay không?

Căn cứ Mục I Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về đối tượng cán bộ công chức được bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:

Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:
a) Nhóm đối tượng 1
- Thứ trưởng; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc.
- Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Nhóm đối tượng 2
- Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc.
- Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
...

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc đối tượng được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Đề án " “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”.

Mục tiêu chung mà đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức hướng tới là gì?

Căn cứ khoản 1 Mục II Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về mục tiêu chung của đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc là nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông qua việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm?

Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bảo nhiêu phần trăm?

Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bảo nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về mục tiêu cụ thể của đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:

Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
...
II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của Bộ, ngành trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 60% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của Bộ, ngành trung ương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
b) Đến năm 2025
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của Bộ, ngành trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của Bộ, ngành trung ương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
...

Như vậy, việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của Bộ, ngành trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc phải đạt tối thiểu 90% khi đến năm 2025.

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định chung về chương trình, hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng, nguyên tắc, nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi?
Pháp luật
Trong các đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thuộc nhóm đối tượng mấy?
Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho các đối tượng cán bộ công chức nhóm 3 gồm bao nhiêu chuyên đề?
Pháp luật
Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng kiến thức dân tộc
1,128 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào