Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc hay không?
- Mục tiêu chung mà đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức hướng tới là gì?
- Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc hay không?
Căn cứ Mục I Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về đối tượng cán bộ công chức được bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI
1. Đối tượng
Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:
a) Nhóm đối tượng 1
- Thứ trưởng; Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc.
- Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Nhóm đối tượng 2
- Cục trưởng, Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương trực tiếp theo dõi công tác dân tộc.
- Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện); Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy ở địa bàn đông đồng bào dân tộc thiểu số.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thuộc đối tượng được bồi dưỡng kiến thức dân tộc theo Đề án " “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”.
Mục tiêu chung mà đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức hướng tới là gì?
Căn cứ khoản 1 Mục II Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về mục tiêu chung của đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc là nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.
Thông qua việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bao nhiêu phần trăm?
Việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng thuộc Bộ, ngành trung ương đến năm 2025 phải đạt bảo nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Mục II Điều 1 Quyết định 771/QĐ-TTg năm 2018 quy định về mục tiêu cụ thể của đề án bồi dưỡng kiến thức dân tộc như sau:
Phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội dung chủ yếu sau:
...
II. MỤC TIÊU
...
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2020
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của Bộ, ngành trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 60% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của Bộ, ngành trung ương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
b) Đến năm 2025
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của Bộ, ngành trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 90% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của Bộ, ngành trung ương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 của địa phương được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
...
Như vậy, việc bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1, nhóm đối tượng 2 của Bộ, ngành trung ương được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc phải đạt tối thiểu 90% khi đến năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?